8 min

KN S2-E1: Nồi cơm của khổng t‪ử‬ Nguyễn Văn Thắng

    • Entrepreneurship

Tục ngữ có câu “Nhãn kiến vi thực” (mắt nhìn thấy thì mới là thật), con người ta thường chỉ tin tưởng vào những gì mình tận mắt thấy. Nhưng ở đời lại không đơn giản như thế, những thứ dù chính mắt ta thấy, chính tai ta nghe cũng chưa chắc đã là sự thật. Mọi thứ thường có sự tình uẩn khúc bên trong. Nếu chỉ nhìn bằng cặp mắt trần này mà không có sự tìm hiểu thấu đáo và nhận định đúng đắn ở các khía cạnh khác nhau của sự việc thì chúng ta vẫn có thể mắc phải sai lầm, cho dù đó là thánh nhân như Khổng Phu Tử đi chăng nữa.















Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ nước Lỗ sang nước Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò ưu tú nhất của Khổng Tử.







Thời ấy, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ … Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.







May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Phu Tử nên đem biếu thầy trò một ít gạo… Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn việc thổi cơm thì Khổng Tử giao cho Nhan Hồi – một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt rất nhiều kỳ vọng. Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.







Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở phía dưới nhà bếp, còn Khổng Tử thì đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ.







Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống… thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm rồi cho vào tay và nắm lại từng nắm… Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, dừng chốc lát… rồi từ từ đưa nắm cơm lên miệng…







Nhìn thấy hành động của đệ tử, trong suy nghĩ của Khổng Tử cảm thấy thất vọng và thở dài, ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Trò yêu của ta lẽ nào lại ăn vụng thầy, vụng bạn thế sao? Còn đâu lễ nghĩa, đạo lý? Bao kỳ vọng đặt vào nó thế là đổ sông, đổ biển cả rồi!”.







Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về… Nhan Hồi lại luộc rau… Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ…







Một lát sau rau chín, Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên; tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xới cơm.







Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: “Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước …







Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa com đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy… cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo c

Tục ngữ có câu “Nhãn kiến vi thực” (mắt nhìn thấy thì mới là thật), con người ta thường chỉ tin tưởng vào những gì mình tận mắt thấy. Nhưng ở đời lại không đơn giản như thế, những thứ dù chính mắt ta thấy, chính tai ta nghe cũng chưa chắc đã là sự thật. Mọi thứ thường có sự tình uẩn khúc bên trong. Nếu chỉ nhìn bằng cặp mắt trần này mà không có sự tìm hiểu thấu đáo và nhận định đúng đắn ở các khía cạnh khác nhau của sự việc thì chúng ta vẫn có thể mắc phải sai lầm, cho dù đó là thánh nhân như Khổng Phu Tử đi chăng nữa.















Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ nước Lỗ sang nước Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò ưu tú nhất của Khổng Tử.







Thời ấy, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ … Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.







May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Phu Tử nên đem biếu thầy trò một ít gạo… Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn việc thổi cơm thì Khổng Tử giao cho Nhan Hồi – một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt rất nhiều kỳ vọng. Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.







Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở phía dưới nhà bếp, còn Khổng Tử thì đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ.







Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống… thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm rồi cho vào tay và nắm lại từng nắm… Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, dừng chốc lát… rồi từ từ đưa nắm cơm lên miệng…







Nhìn thấy hành động của đệ tử, trong suy nghĩ của Khổng Tử cảm thấy thất vọng và thở dài, ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Trò yêu của ta lẽ nào lại ăn vụng thầy, vụng bạn thế sao? Còn đâu lễ nghĩa, đạo lý? Bao kỳ vọng đặt vào nó thế là đổ sông, đổ biển cả rồi!”.







Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về… Nhan Hồi lại luộc rau… Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ…







Một lát sau rau chín, Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên; tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xới cơm.







Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: “Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước …







Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa com đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy… cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo c

8 min