100 episodes

Thưởng thức tản văn mượt mà, vui nghe ca khúc hấp dẫn

VĂN NGHỆ CUỐI TUẦN Văn Nghệ Cuối Tuần

    • Arts

Thưởng thức tản văn mượt mà, vui nghe ca khúc hấp dẫn

    Một thành phố một bài ca

    Một thành phố một bài ca

    Một thành phố, một bài ca. Có những thành phố rất đáng để chúng ta nhớ mãi; có một thứ tình cảm, đáng để chúng ta ngợi ca. Trong chương trình Văn nghệ cuối tuần trên sóng CRI đêm nay, xin mời các bạn thưởng thức một số ca khúc liên quan đến thành phố.

    Ánh

    : "Tình ca Khang Định" là bài dân ca nổi tiếng Trung Quốc được sáng tác vào thập kỷ 40 thế kỷ 20, có thể nói, đây là bài dân ca mà hầu như người Trung Quốc nào cũng biết hát, biết ngâm nga.

    Cưỡi ngựa bon bon trên đỉnh núi

    Có áng mây bồng bềnh đang trôi

    Mây chiếu xuống thành phố Khang Định

    Nhà họ Lý có chị cả xinh đẹp

    Chị Cả hảo tâm lại tốt bụng

    Nhà họ Trương có anh Cả tài ba

    Anh Cả đã phải lòng chị Cả

    Một thành phố một bài ca

    Nam Dương:

    Ca từ rất đơn giản, chẳng qua kể về anh Cả nhà họ Trương đã phải lòng chị Cả nhà họ Lý, vậy mà bài dân ca này rất nổi tiếng. Một trong ba giọng nam cao nổi tiếng thế giới người Tây Ban Nha Domingo đã trình bày bài dân ca này trong buổi diễn cá nhân của mình, ngoài ra "Tình ca Khang Định" cũng là ca khúc đầu tiên được đưa lên vũ trụ. Trong những năm 90 thế kỷ 20, để tìm kiếm tri âm của loài người trên vũ trụ, Cục du hành Vũ trụ Nhà nước Mỹ đã phóng một vệ tinh nhân tạo. Họ không những đã ghi âm tiếng kêu tiếng hót của các loại động vật chim muông và ngôn ngữ của các chủng tộc người trên trái đất từ trên vệ tinh, mà còn chọn lọc 10 ca khúc mang tính đại diện nhất trong phạm vi toàn cầu, "Tình ca Khang Định" chính là một trong mười ca khúc tiêu biểu nhất đó được đưa lên vũ trụ bằng vệ tinh nhân tạo này.

    Ánh:

    Thú thật rằng, khi lần đầu tiên nghe bài tình ca này, Ngọc Ánh không hề biết đến địa danh Khang Định là thuộc tỉnh thành nào của Trung Quốc, về sau mới biết thì ra Khang Định là một nơi xa xôi, nằm trên vùng giáp ranh giữa tỉnh Tứ Xuyên và Khu Tự trị Tây Tạng, thuộc phía tây tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, Khang Định có vị trí địa lý rất cao. Trong thành phố có núi tuyết cao 7.556 mét so với mực nước biển, cao hơn so với độ cao 2.560 mét so với mực nước biển của thành phố, tuy hai nhân vật trong bài tình ca này là họ Trương và họ Lý, nhưng thực ra Khang Định lại thuộc châu Tự trị Tây Tạng, cho nên mang đậm đà bản sắc dân tộc Tạng.

    Nam Dương:

    Chị Ngọc Ánh ơi, Nam Dương muốn hỏi chị rằng, nếu chị đi Đài Bắc du lịch trong dịp Tết Xuân cổ truyền, thì chị định đến đó ngắm cảnh gì nhỉ?

    Ánh:

    Ôi, tất nhiên là đi coi mưa của Đài Bắc rồi. Thế Nam Dương có nghe qua ca khúc "Mùa đông đi Đài Bắc coi mưa" không nào?

    Nam Dương:

    Thế là chị Ngọc Ánh trả lời đúng câu đố của Nam Dương rồi đó. Vì Nam Dương cố ý hỏi chị vậy mà. Ca khúc "Mùa đông đi Đài Bắc coi mưa" quá là nổi tiếng chị ạ. Bài hát này do giọng ca nổi tiếng Đài Loan Trung Quốc Mạnh Đình Vi trình bày đầu tiên và cho ra an-bum vào tháng 5 năm 1992, đây là an-bum đơn ca số bốn của cô. Tập an-bum này tiêu thụ những hơn 400 nghìn đĩa ở thị t

    • 25 min
    Gặp gỡ mùa Xuân tươi đẹp nhất

    Gặp gỡ mùa Xuân tươi đẹp nhất

    Ngày 21 tháng 3, là "Xuân phân" trong 24 tiết khí, trong ngày Xuân phân này, mặt trời bắt đầu từ xích đạo di chuyển về phía Bắc, Bắc bán cầu trở nên ngày một ấm áp.

    Người cổ đại Trung Quốc chia Xuân phân ra làm ba hậu, đó là ""一候元鸟至;二候雷乃发声;三候始电。"" có nghĩa là: Sau ngày tiết khí Xuân phân, chim Én từ miền Nam bay về miền Bắc, hễ trời mưa là sấm chớp sét đánh ầm ầm.

    Thông thường nước mưa Bắc Kinh còn quý hơn dầu, không thể nào có được phong cảnh màn trời mưa mông lung hữu tình và hễ khi trời mưa đều có sấm sét chớp giật như các vùng Giang Nam. Tuy ít có nước mưa thấm nhuần, nhưng các loài hoa ở Bắc Kinh vẫn cứ nở rộ khoe sắc tỏa hương. Từng chùm, từng cây, từng chuỗi, từng cụm hoa Nghênh xuân, hoa Anh Đào, hoa Mơ, hoa Lê, hoa Đào khoe sắc dưới bầu trời trong xanh, càng trở nên rực rỡ giữa đất trời phương Bắc.

    Trong chương trình Văn nghệ cuối tuần hôm nay, chúng tôi xin cùng quý vị và các bạn thưởng thức một số ca khúc liên quan đến các loại hoa, mong các bạn cũng có thể cảm nhận được quang cảnh mùa xuân trên quê hương bạn qua những bài ca tiếng hát về mùa xuân trên sóng và trên mạng CRI.


    Trước hết mời các bạn thưởng thức ca khúc

    "Những đóa hoa kia"

    do nghệ sĩ Phác Thụ sáng tác và trình bày, đây là bài hát chủ đề của bộ phim truyện "Hoa nở lúc bấy giờ" mà Phác Thụ sáng tác vào năm 1999. Ca từ bài hát này như một bài thơ mượt mà thương cảm:

    Tiếng cười làm tôi nhớ lại

    Những đóa hoa của tôi

    Trong mỗi góc sự sống của tôi

    Lặng lẽ nở rộ dành cho tôi

    Tôi những tưởng mãi mãi bên nàng

    Hôm nay hai chúng tôi đã rời nhau

    Ngập trong biển người mênh mông,

    Vậy các nàng đều đã già chưa?

    Vậy các nàng đang ở nơi nao?

    Vậy là chúng tôi mỗi đứa mỗi ngả.

    Hoa tươi chính là hạt giống đa tình, Đỗ Phủ, nhà thơ lớn đời Đường từng "Cảm thương thời thế hoa đẫm lệ", Đại Thi Tiên Lý Bạch thì "Giữa vườn hoa một bầu rượu", và nữ nhà thơ Đỗ Thu Nương từng than thở rằng "Chớ đợi hoa rụng bẻ cành trụi trơ", còn nhà thơ nổi tiếng thời Đông Tấn Đào Uyên Minh từng mô tả cảnh sống an nhàn "Hái cúc vàng nơi dậu đông".


    Vậy thì các giọng ca đa tài lắm tình ngày nay mỗi khi trình bày những ca khúc mô tả về các loài hoa sẽ thể hiện thứ tình cảm như thế nào nhỉ? Sau đây, mời quý vị và các bạn thưởng thức ca khúc

    "Không hái hoa dại bên đường"

    do nghệ sĩ nổi tiếng Đài Loan Trung Quốc Đặng Lệ Quân trình bày lần đầu tiên vào năm 1977. Đây là bài hát đã đi cùng năm tháng, rất nhiều thế hệ đam mê âm nhạc Trung Quốc đều thích chọn bài hát này khi hát Karaoke:

    Không hái hoa dại bên đường

    Tiễn anh đến ngoài thôn nhỏ

    Có lời muốn dặn dò

    Tuy trăm hoa đã nở

    Anh đừng hái hoa dại bên đường

    Nhớ tình của em

    Nhớ sự yêu đương của em

    Nhớ có em ngày ngày chờ đợi

    Em đang chờ anh về

    Tuyệt đối đừng quên em

    Đưa em ra ngoài thôn nhỏ

    Có lời muốn nhắn nhủ

    Tuy trăm hoa đã nở

    A

    • 25 min
    Sơn ca như dòng nước mùa Xuân

    Sơn ca như dòng nước mùa Xuân

    Ngọc Ánh:
    Thành Trung ơi, ở Việt Nam có sơn ca không?

    Thành Trung:

    Sơn ca à? Em có thể hiểu như là dân ca không chị?

    Ánh:

    Đúng rồi, thực ra, sơn ca chính là một trong những thể loại dân ca của Trung Quốc, vì thể loại dân ca này rất phổ biến và lưu truyền tại các khu vực cao nguyên, miền núi, miền đồi, phong phú và đa dạng. Hình thức thể hiện phần lớn là đơn ca hoặc hát đối, thông thường tức cảnh sinh tình, thấy gì hát nấy, ca từ hình thành theo cảm hứng tức thời của người hát, nội dung thể hiện chủ yếu là về lao động và tình yêu.

    Thành Trung:

    Thì ra là vậy, Việt Nam thường quen gọi là Dân ca chị ạ. Dân ca Việt Nam chia làm 3 miền, đó là dân ca Bắc bộ, dân ca Trung bộ và dân Nam bộ.

    Ánh:

    Trong chương trình Văn nghệ cuối tuần hôm nay, xin mời các bạn thưởng thức một số sơn ca thuộc các vùng miền khác nhau của Trung Quốc. Thành Trung sống ở Trung Quốc đã khá lâu rồi, có ấn tượng đối với sơn ca của Trung Quốc không?

    Thành Trung:

    Nói đến sơn ca của Trung Quốc, Thành Trung tương đối có ấn tượng với bài

    "Sơn ca như dòng nước mùa Xuân"

    , bởi giai điệu rất mượt mà, rất hay của nó.

    Ánh:

    Ồ, đây là bài sơn ca rất nổi tiếng trong bộ phim truyện kinh điển "Chị Lưu Ba" sản xuất vào năm 1960 của Khu tự trị Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Bộ phim này kể về cuộc đấu tranh giữa chị Lưu Ba, được mệnh danh là Tiên Ca của bà con dân tộc Choang đấu tranh với địa chủ bằng hình thức hát đối.

    Thành Trung:

    Bài sơn ca này quá nổi tiếng chị ạ, giai điệu du dương trữ tình, vừa qua Thành Trung xem trên truyền hình Trung Quốc có giới thiệu bài sơn ca này do giọng ca nổi tiếng dân tộc Mông Cổ trẻ tuổi Si qin ge le hát lại với chất giọng trong sáng, rất phù hợp với cảm hứng thưởng thức thời nay của mọi người.

    Ánh:

    Lời ca có đoạn:

    Ôi hãy cất giọng hát sơn ca

    Bên này ca rồi bên kia hòa

    Sơn ca tưạ như dòng nước xuân

    Không sợ ghềnh sông rẽ hiểm trở

    Ánh:

    Do Trung Quốc đất rộng người đông, sơn ca Trung Quốc cũng được chia ra làm nhiều loại. Ví dụ như tại khu vực Thiểm Bắc gọi sơn ca là "Tín Thiên Du", khu vực Thanh Hải thì gọi là "Hoa Nhi", tỉnh An Huy gọi sơn ca là "Cản Mạn Ngưu", tại khu vực Quảng Tây có sơn ca Liễu Châu, tỉnh Giang Tây có sơn ca Hưng Quốc, tỉnh Vân Nam có sơn ca Di Độ. Vừa rồi các bạn thưởng thức bài "Sơn ca như dòng nước mùa xuân" là sơn ca Liễu Châu.

    Thành Trung:

    Thành Trung có đọc tư liệu được biết, sơn ca Liễu Châu được bắt nguồn từ trên núi Ngư Phong, thành phố Liễu Châu, trương truyền chị Lưu Ba, tiên ca dân tộc Choang đã cưỡi cá bay lên trời thành tiên từ núi Ngư Phong. Ngay từ đời nhà Đường đến nay, sơn ca Liễu Châu đã trải qua nhiều cuộc bể dâu vậy mà không hề bị mai một. Cho đến nay, mỗi độ ngày tết ngày lễ hằng năm, trên núi Ngư Phong, bên đầm nước Tiểu Long, trên quảng trường Nhân dân, đều có các giọng ca tự phát rủ nhau ra hát đối sơn ca, người xem vây quanh rất đông, quang cảnh vui đến náo

    • 25 min
    Nên cất bước đi xa khi còn trẻ

    Nên cất bước đi xa khi còn trẻ

    Trong sinh hoạt hàng ngày, thỉnh thoảng chúng ta có nghe lời cảm khái rằng: "Tuổi trẻ tốt thật". Đúng vậy, tuổi trẻ, tuổi thanh xuân quả là tốt thật. Các bạn trẻ không những có lớp da căng bóng, có tư tưởng năng động, có thể lực dồi dào, ngoài ra còn có nhiều ước mơ và lý tưởng.

    • 25 min
    Tưởng nhớ Nhà thơ Uông Quốc Chân và ba bài thơ của ông

    Tưởng nhớ Nhà thơ Uông Quốc Chân và ba bài thơ của ông

    La Thành ơi, trong tuần này có hai ngày lễ lớn đó là kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam Việt Nam 30 tháng 4 và kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động mồng 1 tháng 5. Vào giờ này tuần trước chương trình Văn nghệ cuối tuần đã giới thiệu một số ca khúc Việt Nam trong thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ cứu đi cùng năm tháng. Mồng 1 tháng 5 này là ngày nghỉ chung của tất cả các cộng đồng lao động và học sinh Trung-Việt. Từ Bắc Kinh xa xôi, Ngọc Ánh và La Thành chúc các bạn những ngày nghỉ vui vẻ.

    La Thành:

    Trong chương trình Văn nghệ Cuối tuần đêm nay của CRI, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn về nhà thơ Uông Quốc Chân rất nổi tiếng của Trung Quốc trong thập niên 80 và thập niên 90 thế kỷ 20, đồng thời mời các bạn thưởng thức một số ca khúc rất thịnh hành và được thế hệ cùng thời đại với nhà thơ

    Uông Quốc Chân rất yêu thích cho đến ngày nay. Trước hết mời các bạn thưởng thức ca khúc "Yêu" do Nhóm nhạc Đội Tiểu Hổ trình bày.

    Xiên trái tim em, xiên trái tim anh

    Xiên một ngọn cỏ may mắn

    Xiên thành hình tròn đồng tâm

    Chớ để tuổi trẻ càng lớn càng cô đơn

    Hãy ngẩng đầu lên bầu trời cất tiếng: Anh yêu em

    Hãy nói với áng mây đang trôi: Em nhớ anh

    Hãy để bầu trời nghe thấy

    Hãy để áng mây trông thấy

    Không ai có thể xóa nhòa lời lời hứa của đôi ta

    La Thành:

    Các bạn đang nghe ca khúc "Yêu" do Ban nhạc Đội Tiểu Hổ Đài Loan Trung Quốc trình bày, Ban nhạc này nổi tiếng nhất tại Trung Quốc vào thập niên 90 thế kỷ 20.

    Ánh:

    Ban nhạc Đội Tiểu Hổ gồm ba gương mặt trẻ điển trai là " Hổ Phích Lịch " Ngô Kỳ Long, " Hổ điển trai" Trần Chí Bằng và " Hổ ngoan ngoãn" Tô Hữu Bằng, Ban nhạc này vừa ra mắt công chúng vào năm 1988, không bao lâu liền nổi tiếng ngay ở nhiều nước châu Á, đã lập kỷ lục biểu diễn liên tục hơn 20 buổi, buổi nào cũng chật kín khán giả, chỉ riêng hai album mang tên "Tiêu Dao Du" và "Yêu" đã phát hành gần 15 triệu bản. Thế nhưng vì nguyên nhân phải tiếp tục đi học hoặc nhập ngũ, cho nên ba anh chàng điển trai của Ban nhạc "Đội Tiểu Hổ" đành phải tuyên bố giải tán vào năm 1991. Sau đó, Tô Hữu Bằng và Ngô Kỳ Long đã dấn thân lên con đường làm diễn viên phim truyền hình và điện ảnh, cả hai đều đạt thành tích nổi bật trong làng giải trí văn hóa nghệ thuật.


    La Thành:

    Mời các bạn tiếp tục theo dõi chương trình Văn nghệ cuối tuần trên sóng CRI.

    Ánh:

    Vào chủ nhật tuần trước, Uông Quốc Chân - nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đã qua đời do lâm bệnh, hưởng thọ 59 tuổi. Các bài thơ do nhà thơ Uông Quốc Chân sáng tác đều rất được độc giả hoan nghênh và có số lượng bài thơ được hoan nghênh sau ngày nước Trung Hoa mới ra đời, tiêu thụ những hơn 10 triệu bản, đây là số lượng nhiều nhất trong những năm 80 và 90 thế kỷ 20, khắp Trung Quốc dấy lên cơn sốt "Thơ Uông Quốc Chân", những câu thơ của ông trở thành câu nói cửa miệng lưu hành của mọi người yêu thơ lúc bấy giờ, nhiều bạn trẻ còn

    • 25 min
    Tưởng nhớ giọng ca Đặng Lệ Quân

    Tưởng nhớ giọng ca Đặng Lệ Quân

    Lời dẫn: Hôm nay (8/5)là ngày mất của giọng ca Vàng Đặng Lệ Quân tròn 20 năm, xin mời bạn theo dõi trực tuyến bài viết đã phát trên sóng và trang web CRI vào Tết thanh minh năm 2011. Trong ngày giỗ hôm nay, xin mượn bài viết này để tưởng nhớ chị:

    Ca nhạc thịnh hành Trung Quốc đã có gần trăm năm lịch sử, trong vô số ngôi sao trong làng ca nhạc, thì Đặng Lệ Quân là ngôi sao sáng ngời nhất. Mấy chục năm đã trôi qua, biết bao sự đời đã đổi thay, nhưng Đặng Lệ Quân và những bài hát do cô trình bày vẫn luôn luôn chiếm vị trí quan trọng thậm chí là một bộ phận không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của mọi người, cuộc đời của chị tuy ngắn ngủi, nhưng rất tuyệt vời và đầy huyền thoại.Chính giọng hát ngọt ngào nụ cười duyên dáng, tính tình dịu dàng và giàu lòng từ thiện nhân ái của chị là những nhân tố dệt nên cuộc đời ngắn ngủi và huyền thoại của chị.

    Ngày 5 tháng 4 năm nay là Tết Thanh Minh, đây là ngày tảo mộ tưởng nhớ người thân và bạn bè đã quá cố. Trong những đất trời sang ngày xuân, cỏ non mới nhú, rất nhiều người yêu ca nhạc Trung Quốc không khỏi nhớ tới Đặng Lệ Quân, người có giọng hát ngọt ngào và nụ cười tươi xinh đã về nơi vĩnh hằng.Trong chương trình Văn nghệ cuối tuần giáp Tết Thanh Minh hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Đặng Lệ Quân và thưởng thức một số bài hát do chị trình bày để tưởng nhớ chị.Tin rằng nhiều bạn thính giả rất quen thuộc với giai điệu bài hát cũng như giọng hát ngọt ngào sau đây:

    Bài hát "Ngọt ngào"

    Ngọt sao tiếng cười, nhìn em lòng anh đắm say

    Như bông hoa thắm tươi trong vườn mùa xuân

    Nhẹ rung trong gió xuân

    Từ nơi chốn nào, dường như là trong giấc mơ

    Anh trông thấy em sao thật đẹp xinh

    Cớ sao anh không nhận ra, A~~… thực hay là mơ

    Mộng lành đã khiến anh gặp em

    Thấy em duyên dáng khi gặp anh

    Chính em, chính em, chính em đúng trong giấc mơ

    Từ nơi chốn nào, dường như là trong giấc mơ

    Anh trông thấy em luôn cười vui

    Cớ sao anh không nhận ra, A~~… thực hay là mơ…

    Ca sĩ Đặng Lệ Quân chính thức dấn thân vào làng ca nhạc năm 1967, năm đó chị mới 14 tuổi, đến nay đã gần nửa thế kỷ, thế nhưng nếu bạn đi trên đường phố ngõ hẻm hay các làng mạc thôn trang Trung Quốc, rất có thể bạn sẽ bất chợt nghe thấy tiếng hát của Đặng Lệ Quân không biết từ đâu vọng tới bên tai bạn.

    Chị Đặng Lệ Quân sinh ngày 9 tháng 1 năm 1953 trong một gia đình quân nhân không mấy dư dật với ba mặt con trai tại một làng chuyên dành cho gia đình quân nhân đến từ Đại Lục ở tỉnh Đài Loan Trung Quốc, những ngôi nhà trong làng rất đơn sơ. Cô bé Lệ Quân sống trong sự thương yêu nuông chiều của cha mẹ và các anh, và rất có năng khiếu ca hát.

    Bài hát "Búp bê bằng đất"

    Nó là búp bê bằng đất

    Cũng có đôi mắt có lông mày

    Nhưng nó không biết chớp mắt

    Nó là búp bê bằng đất

    Cũng có mũi xinh có miệng xinh

    Nhưng nó không biết nói chuyện

    Búp bê đâ

    • 23 min

Top Podcasts In Arts

Glad We Had This Chat with Caroline Hirons
Wall to Wall Media
Abubakar Mohammed
Abubakar Mohammed
The97sPodcast
3MenArmy
Ctrl Z Tribe Podcast
ctrlztribe
Codka Ubax
Ismaaciil C Ubax
Nipe Story
Podcast by Finger Piano Productions

You Might Also Like

Tri Kỷ Cảm Xúc
Web5ngay
Kể Cho Tôi Nghe
Radio Người Giữ Kỉ Niệm
Minh Niệm
Minh Niệm
HIEU.TV
Hieu Nguyen
Kien Tran
Kien Tran
Sunhuyn Podcast
Sunhuyn

More by CRI

慢速汉语
汉语教学
方言夜读
华语环球广播
ラウンジトーク〜三人行〜
CRI Japanese
Beijing Hour~北京アワー~
CRI
AちゃんのChina Now
CRI Japanese
Dr.劉のお悩み相談室
CRI Japanese