30 afleveringen

we provides knowledge of parenting and family relationships. Kênh cung cấp kiến thức về nuôi dạy trẻ và các mối quan hệ trong gia đình

Lum's House Nguyen Thuy Trang

    • Kind en gezin

we provides knowledge of parenting and family relationships. Kênh cung cấp kiến thức về nuôi dạy trẻ và các mối quan hệ trong gia đình

    [Sách nói] Đôi dép - Triết lý về hạnh phúc hôn nhân Phần 3 Thêm và bớt trong ứng xử vợ chồng

    [Sách nói] Đôi dép - Triết lý về hạnh phúc hôn nhân Phần 3 Thêm và bớt trong ứng xử vợ chồng

    + Phật dạy nhiều về tình yêu

    + Thêm quà tình cảm, bớt sự thờ ơ

    + Thêm chút quan tâm, bớt sự bàng quan

    + Thêm lòng giúp đỡ, bớt thói sai khiến

    + Thêm sự bàn bạc, bớt tâm độc đoán

    + Thêm lời ái ngữ, bớt giận hờn oán

    + Thêm niềm thổ lộ, bớt thói để bụng

    + Thêm lo cho người, bớt tính cho mình

    + Thêm lòng độ lượng, bớt sự trách móc

    • 38 min.
    [Sách nói] Đôi dép - Triết lý về hạnh phúc hôn nhân Phần 2 Triết lý về đôi dép

    [Sách nói] Đôi dép - Triết lý về hạnh phúc hôn nhân Phần 2 Triết lý về đôi dép

    “Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ

    Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước

    Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược

    Lên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhau

    Cùng bước cùng mòn, không kẻ thấp người cao

    Cùng chia sẻ sức đời người chà đạp

    Dẫu vinh nhục không đi cùng kẻ khác

    Số phận chiếc này phụ thuộc ở chiếc kia

    Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi

    Mọi thay thế đều trở thành khập khiễng

    Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết

    Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu

    Cũng như mình trong những lúc vắng nhau

    Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía

    Dẫu bên cạnh đã có người thay thế

    Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

    Đôi dép vô tri khắng khít song hành

    Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối

    Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội

    Lối đi nào cũng có mặt cả đôi

    Không thể thiếu nhau trên bước đường đời

    Dù mỗi chiếc ở mỗi bên phải trái

    Nhưng tôi yêu em ở những điều ngược lại

    Gắn bó nhau vì một lối đi chung

    Hai mảnh đời thầm lặng bước song song

    Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc

    Chỉ còn một là không còn gì hết

    Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia"



    Nguyễn Trung Kiên

    • 41 min.
    [Sách nói] Đôi dép - Triết lý về hạnh phúc hôn nhân Phần 1

    [Sách nói] Đôi dép - Triết lý về hạnh phúc hôn nhân Phần 1

    Chương 1: Hạnh phúc gia đình

    Tình 5 T

    Trong nhiều năm thuyết giảng, thỉnh thoảng chúng tôi có cơ hội tư vấn hạnh phúc một cách bất đắc dĩ theo yêu cầu của Phật tử. Nhờ đó, chúng tôi đã đúc kết bản chất của một gia đình hạnh phúc lệ thuộc vào năm yếu tố, gọi là 5T: Tình, Tiền, Tâm, Thuận, Thương. Mỗi T đóng vai trò hỗ trợ cho hạnh phúc và khi hạnh phúc đã có mặt sẽ bền bỉ với các gia đình.

    Tình yêu đóng vai trò quan trọng nhất. Nếu không có tình yêu thì có đến với nhau bằng hấp lực kinh tế hay vị thế xã hội, tuổi thọ của cuộc hôn nhân sẽ rất yểu.

    Tiền mang tính chất hỗ trợ. Có tình yêu nồng nàn nhưng đời sống kinh tế vật chất nay đủ mai thiếu, thì sau một thời gian vẫn rơi vào tình trạng bị tổn thất.

    Tâm được xem là quan trọng trong trường hợp đã có tình yêu và đời sống vật chất không quá chật vật. Sự hiểu biết, thương yêu, tôn trọng lẫn nhau giúp gia đình đó ngày càng hạnh phúc hơn.

    Thuận tạo hàng rào vững chắc bao bọc cho gia đình. Trong các mối quan hệ với gia đình bên chồng, bên vợ thỉnh thoảng có những va chạm, xung đột. Nếu không có tâm hiếu hòa hay hiếu thuận thì rõ ràng sự đổ vỡ về một phía tạo sức ép cho người còn lại đứng giữa ngã ba đường phải chọn lựa. Cho nên chữ thuận trong đời sống vợ chồng rất quan trọng.

    Thương là một phần của tình yêu. Tình thương ở đây được giới hạn giữa cha mẹ đối với con cái qua sự chăm sóc mà cả hai đều có vai trò và bổn phận ngang nhau.

    Nội dung bài này, chúng tôi chỉ nhấn mạnh đến 4T đầu vì bản chất những đổ vỡ hạnh phúc gia đình liên hệ phần nào đến bốn điều vừa nêu. Bên cạnh đó còn có những kỹ năng truyền thông gia đình rất cần thiết cho việc bảo vệ hạnh phúc lứa đôi.

    • 25 min.
    KHEN NGỢI, KHÍCH LỆ TRẺ SAO CHO ĐÚNG?

    KHEN NGỢI, KHÍCH LỆ TRẺ SAO CHO ĐÚNG?

    Người xưa có nói “Trăm món quà cũng không bằng 1 lời khen ngợi”. Đối với con cái, cha mẹ nên thường xuyên biểu dương các bé, đặc biệt khi trẻ còn nhỏ. Có một số bậc phụ huynh hay nhìn con mình như thể chúng đã lớn rồi, làm được việc này việc kia cũng chẳng có gì to tát để phải khen ngợi cả. Thật ra cha mẹ nên hiểu rằng, với các bé còn nhỏ, nếu trẻ có thể làm được những việc như tự mặc quần áo, tự ăn cơm,... đã là rất khá rồi, những thành công sau này của trẻ cũng là được tích lũy từ những thói quen tốt từ hồi nhỏ. Không có sự khích lệ thì có thể trẻ sẽ từ bỏ không làm từ những việc nhỏ đó, việc nhỏ nhặt không làm, bé sẽ không thể trở thành 1 người tự lập được. Bởi vậy có những việc đơn giản nhỏ nhặt nhưng lại có lợi cho việc rèn những đức tính tốt cho trẻ và giúp chúng tự tin hơn. Khi cha mẹ thấy con cái làm được những việc ấy cũng nên biểu dương trẻ.

    Hiện tại, các bậc phụ huynh cũng đã chú ý và xem trọng sự khen ngợi trong giáo dục. Sự khen ngợi trong giáo dục tức là bố mẹ cần phải biểu dương khích lệ con cái nhiều hơn, phê bình trách mắng chúng ít hơn.

    • 14 min.
    TRÁCH PHẠT LÀ 1 MÔN NGHỆ THUẬT

    TRÁCH PHẠT LÀ 1 MÔN NGHỆ THUẬT

    Trong quá trình phát triển, việc trẻ phạm sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Trong giáo dục con cái, việc phê bình con còn khó khăn hơn so với việc khen ngợi con. Bởi nếu bạn sử dụng tốt việc phê bình trách phạt, thì hiệu quả còn lớn hơn so với khen ngợi rất nhiều. Vậy phải làm sao để trẻ có thể nhận thức được lỗi sai của mình và sửa đổi đây? Hãy cùng nhà Lụm tìm hiểu trong bài hôm nay nhé.

    Trách mắng chưa hẳn đã là phê bình.

    Trong quá trình dạy dỗ con cái nhiều lúc cha mẹ có thể mắc phải sai lầm thế này: nếu con phạm lỗi, mắng chửi con vài câu là coi như đã phê bình dạy dỗ chúng rồi. Thực ra, trách mắng và phê bình không phải là một, trách mắng là chỉ trích, mắng chửi còn phê bình là đánh giá, phân tích rõ tính đúng sai của vấn đề, từ đó chỉ ra điểm sai sót hoặc khuyết điểm của ai đó. Đương nhiên, phê bình thì văn minh hơn trách mắng nhiều. Ranh giới giữa phê bình và trách mắng nhiều khi thường khó để phân định. Cha mẹ có thể tự xem xét và thay đổi bản thân (nếu cần) thông qua các nguyên tắc sau:

    1. Không trách mắng con cái khi tâm trạng không tốt.

    2. Không trách mắng con khi chưa hỏi rõ nguyên nhân đầu đuôi sự việc.

    3. Cần phải có mức độ phê bình rõ rệt.

    4. Phê bình con 1 cách khéo léo, tế nhị

    5. Không bới móc cả những sai lầm trước đây để mắng dồn.

    • 12 min.
    [PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI] NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC CỦA MONTESSORI PHẦN 3

    [PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI] NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC CỦA MONTESSORI PHẦN 3

    Xin chào tất cả mọi người, hôm nay là phần cuối cùng của chuỗi bài nguyên tắc giáo dục của Montessori. 12 nguyên tắc giáo dục thì chúng ta đã đi qua 8 nguyên tắc rồi. Hôm nay mình sẽ nói nốt về 4 nguyên tắc còn lại. Đó là:

    9. Thành thực trả lời những câu hỏi của trẻ.

    10. Đừng sợ sự trùng lặp

    11. Thận trọng khi khen thưởng và trừng phạt

    12. Giáo dục là không chờ đợi.



    Cảm ơn tất cả mọi người đã chú ý lắng nghe, xin gửi niệm lành đến tất cả mọi người!

    • 14 min.

Top-podcasts in Kind en gezin

Help, ik heb een puber!
Kluun, Yvanka / Corti Media
Het Klokhuis
NPO Zapp / NTR
NOS Jeugdjournaal
NPO Zapp / NOS
En ze noemden me... Dientje!
NPO Zapp / BNNVARA
De Verhalentrein, een kinderpodcast vol met leuke en originele luisterverhalen - Abel Studios
Abel Studios
Zus & Zo
Elise & Vita / Middle Child Media