157 afleveringen

Kênh chuyên biệt về Tài chính, đầu tư và quản lý tài sản. Hướng tới mục tiêu lành mạnh hoá tài chính và đạt tự do tài chính.
Chia sẻ các phương pháp hoạch định (Planning) và quản lý tài chính cá nhân (Personal Finance), cách thức đầu tư (Investment), phương pháp quản lý danh mục đầu tư (Portfolio Management), và các giao dịch tài chính doanh nghiệp (Corporate Finance).
Tài sản đầu tư:
- Cổ phiếu
- Trái phiếu
- Vàng
- Bất động sản
- Mua bán sáp nhập doanh nghiệp

Tài Chính & Kinh Doanh Tài Chính & Kinh Doanh

    • Zaken en persoonlijke financiën

Kênh chuyên biệt về Tài chính, đầu tư và quản lý tài sản. Hướng tới mục tiêu lành mạnh hoá tài chính và đạt tự do tài chính.
Chia sẻ các phương pháp hoạch định (Planning) và quản lý tài chính cá nhân (Personal Finance), cách thức đầu tư (Investment), phương pháp quản lý danh mục đầu tư (Portfolio Management), và các giao dịch tài chính doanh nghiệp (Corporate Finance).
Tài sản đầu tư:
- Cổ phiếu
- Trái phiếu
- Vàng
- Bất động sản
- Mua bán sáp nhập doanh nghiệp

    ALL-IN ĐẶT CƯỢC MỘT LẦN HAY LÀM GIÀU CHẬM?

    ALL-IN ĐẶT CƯỢC MỘT LẦN HAY LÀM GIÀU CHẬM?

    Trong một lần gặp mặt, Jeff Bezos ông chủ của đế chế Amazon đã hỏi NĐT huyền thoại Warren Buffett một câu hỏi:
    – Phương pháp đầu tư của ông vô cùng đơn giản… rất nhiều người có thể trở thành người giàu có thứ hai trên thế giới nhờ phương pháp này. Tại sao không ai sao chép lại phương pháp của ông nhỉ?
    Warren Buffett mỉm cười rồi trả lời từ tốn:
    – Bởi vì không ai muốn làm giàu chậm cả!
    Quả thực là vậy! Quy luật của tự nhiên là con người phải biết lật, biết bò, biết đứng sau đó mới có thể đi và chạy. Cũng như khoa học đã chứng minh để thành thục một kỹ năng con người ta cần đến 10.000 giờ luyện tập. Ấy vậy mà với kỹ năng làm giàu người ta lại muốn một bước thành tài ngay.
    Mấy ai đủ kiên nhẫn để tiếp tục công việc tại một công ty có tiềm năng lớn trong 3 – 4 năm nữa, mấy ai đủ kiên nhẫn để năm giữ cổ phiếu của một công ty tốt nhưng giá cả liên tục đi xuống trong vòng vài năm, mấy ai đủ kiên nhẫn thức khuya dậy sớm từ bỏ hầu hết mọi cuộc vui, mọi nhu cầu để gầy dựng sự nghiệp trong những năm tuổi trẻ. Người ta chỉ muốn cái gì vừa dễ, vừa nhanh, lại vừa nhiều tiền…

    • 13 min.
    TOÀN CẢNH VỤ THÂU TÓM CREDIT SUISSE CỦA UBS, ngân hàng số 1 Thuỵ Sỹ- Ngăn chặn “Khoảnh khắc Lehman”

    TOÀN CẢNH VỤ THÂU TÓM CREDIT SUISSE CỦA UBS, ngân hàng số 1 Thuỵ Sỹ- Ngăn chặn “Khoảnh khắc Lehman”

    UBS và Credit Suisse là hai ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ, đều hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài sản và ngân hàng bán lẻ trong nước. UBS có mạng lưới gần 200 chi nhánh ở Thụy Sĩ, so với 95 chi nhánh của Credit Suisse.
    Tuy nhiên, vài năm gần đây, nhà băng này liên tiếp chịu nhiều đòn giáng, từ thua lỗ đầu tư, vướng vào nhiều scandal kiện tụng, cắt giảm hàng loạt nhân sự đến thay đổi lãnh đạo. Năm ngoái, họ lỗ ròng gần 7,3 tỷ franc Thụy Sĩ (7,9 tỷ USD) - lớn nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008. Kết quả này khiến cổ phiếu của nhà băng này bị bán tháo. Đầu năm 2020, quy mô vốn hóa của Credit Suisse đạt hơn 30 tỷ USD, có lúc còn vượt qua UBS. Tuy nhiên, đến đầu năm nay, con số này giảm về dưới 10 tỷ USD và chỉ còn 8 tỷ USD tính tới cuối tuần trước.
    UBS Group hôm 19/3 đồng ý tiếp quản Credit Suisse, đối thủ lâu năm của họ với giá 3,25 tỷ USD. Theo thỏa thuận, Chính phủ Thụy Sĩ sẽ cấp hơn 9 tỷ USD để bù đắp một số tổn thất mà UBS có thể phải gánh chịu khi tiếp quản Credit Suisse. Còn Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ hỗ trợ hơn 100 tỷ USD thanh khoản cho UBS.
    Thời báo Washington Post gọi thương vụ này là "cuộc siêu sáp nhập" đầu tiên của các ngân hàng quan trọng trên toàn cầu về mặt hệ thống sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. #ubs #creditsuisse

    • 38 min.
    3 CÂU CHUYỆN GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH KINH ĐIỂN GÂY RA CUỘC SỤP ĐỔ LỚN, và thực tế ở Việt Nam

    3 CÂU CHUYỆN GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH KINH ĐIỂN GÂY RA CUỘC SỤP ĐỔ LỚN, và thực tế ở Việt Nam

    Báo cáo chỉ ra rằng Lehman đã lợi dụng kẽ hở trong quy định chuẩn mực kế toán số 140 (“SFAS 140”) để thực hiện hành vi gian lận kế toán nhằm giảm bớt hệ số nợ của mình. SFAS 140 cho phép ghi nhận giao dịch bán tài mua là một nghiệp vụ tài trợ hoặc, trong trường hợp thoả mãn một số tiêu thức nhất định, giao dịch bán tái mua được ghi nhận như một khoản doanh thu.
    Cho dù trong báo cáo tài chính phát hành ra công chúng của Lehman nêu rằng giao dịch bán tái mua được ghi nhận như một nghiệp vụ tài trợ, nhưng thực tế Lehman đã ghi nhận giao dịch Repo 105 là một khoản doanh thu của ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy các giao dịch Repo 105 lên đến gần 50 tỷ đô la Mỹ đã không thoả mãn các điều kiện của SFAS 140 để được ghi nhận như một khoản doanh thu. #gianlanbctc

    • 18 min.
    LỖ CHỨNG KHOÁN- TIỀN MẤT ĐI ĐÂU- Rơi mạnh hay hạ cánh từ từ?

    LỖ CHỨNG KHOÁN- TIỀN MẤT ĐI ĐÂU- Rơi mạnh hay hạ cánh từ từ?

    Trên thị trường chứng khoán, cơ bản có 3-4 loại nhà đầu tư tham gia vào thị trường được nhắc tên : quỹ đầu tư, công ty chứng khoán ; nhà đầu tư lớn chuyên nghiệp ( những loại này có thể được gọi tên bằng cá nập và đội lái); bên cạnh số đông các nhà đầu tư nhỏ lẻ (tính cả F0). Nhà đầu tư nào đủ khôn ngoan hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro “bốc hơi” tiền trong tài khoản?
    Nhiều câu hỏi đặt ra rằng khi mất tiền vì lỗ chứng khoán, số tiền đó đã đi về đâu? Để trả lời cho những hỏi đó, chúng tôi xin được chia sẻ ngắn gọn trong video sau. Mời quý vị khán giả cùng đón xem.

    • 22 min.
    NIỀM TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH, Tái cấu trúc nền kinh tế (P3)

    NIỀM TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH, Tái cấu trúc nền kinh tế (P3)

    Để nền kinh tế phát triển ổn định, tăng trưởng bền vững và bảo đảm an sinh xã hội, các chuyên gia cho rằng, cần phải tái cấu trúc. Mặc dù đây là công việc rất cấp bách hiện nay, nhưng cũng không thể nóng vội và đặc biệt cần xác định đây là chiến lược dài hạn, với những mục tiêu và giải pháp đồng bộ.
    #kinhte #taicautrucnenkinhte

    • 28 min.
    TOÀN CẢNH VỀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA NGÂN HÀNG MỸ SVB: LIỆU CÓ HIỆU ỨNG DOMINO, người gửi có mất tiền?

    TOÀN CẢNH VỀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA NGÂN HÀNG MỸ SVB: LIỆU CÓ HIỆU ỨNG DOMINO, người gửi có mất tiền?

    Silicon Valley Bank (SVB) bị buộc phải dừng hoạt động vào ngày 10/03 và trở thành ngân hàng lớn nhất đóng cửa kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008.

    48 giờ lụi tàn của SVB bắt đầu vào cuối ngày 08/03, khi ngân hàng này gây sốc cho giới đầu tư với thông tin rằng họ cần huy động 2.25 tỷ USD để củng cố bảng cân đối kế toán. Những gì diễn ra với SVB trong 48 giờ qua chính là hậu quả của đợt tăng lãi suất mạnh nhất 4 thập kỷ qua nhằm ngăn chặn lạm phát của Fed.

    Tháng 3/2021, tổng số tiền gửi vào SVB đã bùng nổ, từ 62 tỷ USD lên khoảng 124 tỷ USD. Tuy nhiên, FDIC chỉ đảm bảo tiền gửi ngân hàng với số dư lên tới 250.000 USD và khách hàng của SVB thì đã gửi vào nhiều hơn thế. Nghĩa là một phần lớn số tiền được cất giữ tại đây không được bảo hiểm, ước tính hơn 93% tính đến ngày 31/12/2022.

    Khi lãi suất còn quanh 0%, các ngân hàng tích cực mua vào trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài, rủi ro thấp. Tuy nhiên, khi Fed nâng lãi để đối phó lạm phát, giá trị số trái phiếu này giảm theo, khiến các ngân hàng phải gánh khoản lỗ khổng lồ trên giấy tờ. Nhà băng này ghi nhận khoản lỗ nếu tính theo giá thị trường vượt quá 15 tỷ USD vào cuối năm 2022 với các chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn, gần như tương đương với toàn bộ vốn chủ sở hữu là 16,2 tỷ USD.

    Điều đó đặt SVB vào một tình thế khó khăn. Để củng cố bảng cân đối kế toán, nhà băng này phải giảm phần lớn các khoản đầu tư trái phiếu bị thua lỗ để tăng tính thanh khoản, điều này có khả năng khiến những người gửi tiền sợ hãi. Nhưng không làm gì và bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm có thể gây ra ảnh hưởng tương tự.

    Sự sụp đổ đã diễn ra vào ngày 10/3, sau khi SVB từ bỏ kế hoạch tăng vốn cổ phần khi cổ phiếu của nhà băng này giảm hơn 60%. Trước buổi trưa ở New York, cơ quan quản lý đã đóng cửa SVB và chỉ định FDIC làm đơn vị tiếp nhận. Họ cho biết văn phòng chính và tất cả chi nhánh của ngân hàng này sẽ mở cửa trở lại vào thứ Hai tuần tới.

    Liệu sự sụp đổ của ngân hàng SVB có tạo ra hiệu ứng domino và người gửi có mất tiền hay không, mời khán giả theo dõi sự phân tích từ các chuyên gia của chúng tôi.

    • 55 min.

Top-podcasts in Zaken en persoonlijke financiën

The Diary Of A CEO with Steven Bartlett
DOAC
Over geld praat je niet
Aaf Brandt Corstius & Vincent Kouters
Mijn eerste miljoen
Quote
Jong Beleggen, de podcast
Pim Verlaan / Milou Brand
C-Level
Tom Jessen
Ben van der Burg
BNR Nieuwsradio

Suggesties voor jou

HIEU.TV
Hieu Nguyen
Better Version
Better Version
Tri Kỷ Cảm Xúc
Web5ngay
More Perspectives
Duy Thanh Nguyen
Gen Z Tập Lớn
hoangphuonglinh
6 Minute English
BBC Radio