11 min

Người đời ai khóc Tố Như chăng‪?‬ Ng-Âm Thơ

    • Dans och teater

Các bạn thân mến, trong Ng-Âm Thơ số 18 hôm nay, xin mời các bạn đến với hai bài thơ chữ Hán của đại thi hào Nguyễn Du.

Nguyễn Du tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh ngày 3/1/1766 tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm, từng đậu Hoàng giáp tức Nhị giáp tiến sĩ và làm quan đến chức Đại Tư đồ, tức Tể tướng dưới triều Lê trung hưng. Mùa thu năm 1802, vua Gia Long diệt nhà Tây Sơn, do mến tài và kính trọng dòng dõi nhà Nguyễn Nghiễm nên không những tha chết cho Nguyễn Du mà còn phong làm tri huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam (nay là huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên). Nhờ thông thạo tiếng Trung mà chỉ mấy tháng sau, Nguyễn Du được đặc cách lên ải Nam Quan tiếp sứ nhà Thanh, và đến năm 1814 được thăng đến Lễ bộ hữu Tham tri (tòng Nhị phẩm).

Nguyễn Du đóng góp không nhỏ trong suốt cuộc đời làm quan cho nhà Nguyễn, nhưng ông được nhớ tới nhiều hơn nhờ gia tài văn chương. Ngoài Truyện Kiều, ông còn làm thơ chữ Hán bằng nhiều thể thơ của Trung Quốc như ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành. Theo gia phả họ Nguyễn Tiên Điền, Nguyễn Du để lại ba tập thơ chữ Hán gồm Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc Hành tạp lục, đến nay đã sưu tập được tổng cộng 249 bài. Ba tập thơ này có thể được xem như ba tập nhật ký ghi trong khoảng thời gian dài, từ năm nhà thơ 21 tuổi đến năm 49 tuổi, do mỗi bài thơ đều chứa đựng một lời tâm sự.

Nếu “Thăng Long kỳ 1” trong tập Bắc Hành tạp lục Nguyễn Du viết khi sứ bộ từ Phú Xuân dừng chân ở Thăng Long trước khi lên ải Nam Quan là nỗi hoài niệm quá khứ và cái bâng khuâng trước thế cục xoay vần “Ngàn năm dinh thự thành quan lộ / Một dải tân thành lấp cố cung,” thì “Độc tiểu thanh ký” trong Thanh Hiên thi tập lại là lòng thương cảm với số phận người con gái tài tình bạc mệnh Phùng Tiểu Thanh. Tương truyền, Phùng Tiểu Thanh sống khoảng đầu thời Minh, là con nhà gia thế nên từ nhỏ đã thông thạo cầm kì thi hoạ, phong tư lại lộng lẫy hơn người. Năm 16 tuổi, nàng được gả làm vợ lẽ cho Phùng Sinh, nhưng vợ cả tính ghen tuông lại cay độc nên ép nàng ra sống một mình trên Cô Sơn gần Tây Hồ. Những muộn phiền đau khổ nàng gửi gắm vào thơ phần lớn đều bị vợ cả đốt hết; chẳng bao lâu, Tiểu Thanh sớm sinh bệnh rồi qua đời khi chỉ mới mười tám xuân xanh.

Sau đây, xin mời các bạn lắng nghe “Thăng Long kỳ 1” bản dịch của Quách Tấn và “Độc tiểu thanh ký” bản dịch của Vũ Tam Tập qua giọng diễn ngâm của hoạ sĩ/nghệ sĩ Ngọc Dân và tiếng đàn tranh của nghệ sĩ Hùng Cường.

Các bạn thân mến, trong Ng-Âm Thơ số 18 hôm nay, xin mời các bạn đến với hai bài thơ chữ Hán của đại thi hào Nguyễn Du.

Nguyễn Du tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh ngày 3/1/1766 tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm, từng đậu Hoàng giáp tức Nhị giáp tiến sĩ và làm quan đến chức Đại Tư đồ, tức Tể tướng dưới triều Lê trung hưng. Mùa thu năm 1802, vua Gia Long diệt nhà Tây Sơn, do mến tài và kính trọng dòng dõi nhà Nguyễn Nghiễm nên không những tha chết cho Nguyễn Du mà còn phong làm tri huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam (nay là huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên). Nhờ thông thạo tiếng Trung mà chỉ mấy tháng sau, Nguyễn Du được đặc cách lên ải Nam Quan tiếp sứ nhà Thanh, và đến năm 1814 được thăng đến Lễ bộ hữu Tham tri (tòng Nhị phẩm).

Nguyễn Du đóng góp không nhỏ trong suốt cuộc đời làm quan cho nhà Nguyễn, nhưng ông được nhớ tới nhiều hơn nhờ gia tài văn chương. Ngoài Truyện Kiều, ông còn làm thơ chữ Hán bằng nhiều thể thơ của Trung Quốc như ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành. Theo gia phả họ Nguyễn Tiên Điền, Nguyễn Du để lại ba tập thơ chữ Hán gồm Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc Hành tạp lục, đến nay đã sưu tập được tổng cộng 249 bài. Ba tập thơ này có thể được xem như ba tập nhật ký ghi trong khoảng thời gian dài, từ năm nhà thơ 21 tuổi đến năm 49 tuổi, do mỗi bài thơ đều chứa đựng một lời tâm sự.

Nếu “Thăng Long kỳ 1” trong tập Bắc Hành tạp lục Nguyễn Du viết khi sứ bộ từ Phú Xuân dừng chân ở Thăng Long trước khi lên ải Nam Quan là nỗi hoài niệm quá khứ và cái bâng khuâng trước thế cục xoay vần “Ngàn năm dinh thự thành quan lộ / Một dải tân thành lấp cố cung,” thì “Độc tiểu thanh ký” trong Thanh Hiên thi tập lại là lòng thương cảm với số phận người con gái tài tình bạc mệnh Phùng Tiểu Thanh. Tương truyền, Phùng Tiểu Thanh sống khoảng đầu thời Minh, là con nhà gia thế nên từ nhỏ đã thông thạo cầm kì thi hoạ, phong tư lại lộng lẫy hơn người. Năm 16 tuổi, nàng được gả làm vợ lẽ cho Phùng Sinh, nhưng vợ cả tính ghen tuông lại cay độc nên ép nàng ra sống một mình trên Cô Sơn gần Tây Hồ. Những muộn phiền đau khổ nàng gửi gắm vào thơ phần lớn đều bị vợ cả đốt hết; chẳng bao lâu, Tiểu Thanh sớm sinh bệnh rồi qua đời khi chỉ mới mười tám xuân xanh.

Sau đây, xin mời các bạn lắng nghe “Thăng Long kỳ 1” bản dịch của Quách Tấn và “Độc tiểu thanh ký” bản dịch của Vũ Tam Tập qua giọng diễn ngâm của hoạ sĩ/nghệ sĩ Ngọc Dân và tiếng đàn tranh của nghệ sĩ Hùng Cường.

11 min