3 min

Cân bằng protein thực vật – động vật cho con trẻ mỗi ngày như thế nào‪?‬ Protein Thực Vật

    • Food

Cân bằng protein thực vật – động vật cho con trẻ mỗi ngày như thế nào?

Theo Th.S, Bác sỹ Lê Thị Hải, thói quen ăn uống và chế độ dinh dưỡng hiện nay của trẻ em & thanh thiếu niên chưa cung cấp đầy đủ và cân bằng Protein thực vật – động vật mỗi ngày. Việc cải thiện kịp thời sẽ giúp hỗ trợ sự phát triển đường dài của cơ thể một cách lành mạnh và hạn chế nguy cơ tim mạch.
Tại sao Protein lại đặc biệt quan trọng?
Duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh
Nuôi dưỡng và tái tạo cơ bắp, hỗ trợ sự phát triển tầm vóc.
Nuôi dưỡng độ tươi trẻ của làn da, mái tóc.
Duy trì và sản sinh nồng độ hồng cầu trong máu.
Bổ sung trung bình 25g Protein đậu nành hằng ngày sẽ giúp giảm Cholesterol xấu, hạn chế nguy cơ tim mạch (1)
*(1): Sirtori CR et al. Hiệu ứng Hypocholesterolemic của protein đậu nành: kết quả nghiên cứu gần đây được dự đoán từ các dữ liệu meta-analysis Anderson. Br J Nutr 2007; 97: 816-822.
Thực tế 1: Trẻ có thể không ăn uống đủ Protein mỗi ngày
Thời kỳ tăng trưởng nhanh của con trẻ sẽ bắt đầu từ 10 – 13 tuổi ở nữ và 12 – 15 tuổi ở nam.
Trong suốt thời kỳ tăng trưởng nhanh này, chiều cao tăng trung bình 23cm ở cả nam lẫn nữ và trọng lượng cũng tăng đáng kể từ 20 – 26kg. Do đó, thanh thiếu niên cần được cung cấp đầy đủ Protein nói chung cũng như protein thực vật nói riêng mỗi ngày để xây dựng và tái tạo cơ bắp, đảm bảo quá trình tăng trưởng nhanh này.
Do đó, trẻ cần ăn uống đủ 2 – 3 khẩu phần Protein mỗi ngày để đảm bảo hàm lượng Protein khuyến nghị.
Việc thiếu hụt protein ở trẻ em trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chuyển hóa năng lượng, tái tạo cơ bắp, sản sinh hồng cầu và hệ miễn dịch. Đây là nguyên nhân sâu xa làm hạn chế sự năng động, khỏe mạnh và tiềm năng phát triển tầm vóc của trẻ.

Thực tế 2: Trẻ có thể không ăn uống cân bằng Protein thực vật – động vật
Ngày nay, nhiều gia đình có chế độ dinh dưỡng “ưu ái” nhiều Protein động vật (thịt, cá, trứng…). Điều đáng lưu ý, Protein động vật thường kèm theo chất béo bão hòa và cholesterol xấu – hai yếu tố nguy cơ cao của sức khỏe tim mạch. Do đó, để hạn chế bớt yếu tố nguy cơ, nên bổ sung và cân bằng bữa ăn với Protein thực vật (có trong các loại đậu, rau đậu, ngũ cốc…) không có chất béo bão hòa và ít cholesterol xấu, lại có thêm nhiều dưỡng chất thực vật Phytonutrients có lợi cho sức khỏe.
Trong các loại Protein thực vật, Protein từ đậu nành là nguồn Protein được nhiều Hiệp hội tim mạch khuyên dùng, nhất là từ nguồn đậu nành phân lập, không lẫn tạp với đậu nành đột biến gen.

Lưu ý bổ sung đầy đủ, cân bằng, hợp lý Protein cho trẻ em mỗi ngày.

Cân bằng protein thực vật – động vật cho con trẻ mỗi ngày như thế nào?

Theo Th.S, Bác sỹ Lê Thị Hải, thói quen ăn uống và chế độ dinh dưỡng hiện nay của trẻ em & thanh thiếu niên chưa cung cấp đầy đủ và cân bằng Protein thực vật – động vật mỗi ngày. Việc cải thiện kịp thời sẽ giúp hỗ trợ sự phát triển đường dài của cơ thể một cách lành mạnh và hạn chế nguy cơ tim mạch.
Tại sao Protein lại đặc biệt quan trọng?
Duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh
Nuôi dưỡng và tái tạo cơ bắp, hỗ trợ sự phát triển tầm vóc.
Nuôi dưỡng độ tươi trẻ của làn da, mái tóc.
Duy trì và sản sinh nồng độ hồng cầu trong máu.
Bổ sung trung bình 25g Protein đậu nành hằng ngày sẽ giúp giảm Cholesterol xấu, hạn chế nguy cơ tim mạch (1)
*(1): Sirtori CR et al. Hiệu ứng Hypocholesterolemic của protein đậu nành: kết quả nghiên cứu gần đây được dự đoán từ các dữ liệu meta-analysis Anderson. Br J Nutr 2007; 97: 816-822.
Thực tế 1: Trẻ có thể không ăn uống đủ Protein mỗi ngày
Thời kỳ tăng trưởng nhanh của con trẻ sẽ bắt đầu từ 10 – 13 tuổi ở nữ và 12 – 15 tuổi ở nam.
Trong suốt thời kỳ tăng trưởng nhanh này, chiều cao tăng trung bình 23cm ở cả nam lẫn nữ và trọng lượng cũng tăng đáng kể từ 20 – 26kg. Do đó, thanh thiếu niên cần được cung cấp đầy đủ Protein nói chung cũng như protein thực vật nói riêng mỗi ngày để xây dựng và tái tạo cơ bắp, đảm bảo quá trình tăng trưởng nhanh này.
Do đó, trẻ cần ăn uống đủ 2 – 3 khẩu phần Protein mỗi ngày để đảm bảo hàm lượng Protein khuyến nghị.
Việc thiếu hụt protein ở trẻ em trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chuyển hóa năng lượng, tái tạo cơ bắp, sản sinh hồng cầu và hệ miễn dịch. Đây là nguyên nhân sâu xa làm hạn chế sự năng động, khỏe mạnh và tiềm năng phát triển tầm vóc của trẻ.

Thực tế 2: Trẻ có thể không ăn uống cân bằng Protein thực vật – động vật
Ngày nay, nhiều gia đình có chế độ dinh dưỡng “ưu ái” nhiều Protein động vật (thịt, cá, trứng…). Điều đáng lưu ý, Protein động vật thường kèm theo chất béo bão hòa và cholesterol xấu – hai yếu tố nguy cơ cao của sức khỏe tim mạch. Do đó, để hạn chế bớt yếu tố nguy cơ, nên bổ sung và cân bằng bữa ăn với Protein thực vật (có trong các loại đậu, rau đậu, ngũ cốc…) không có chất béo bão hòa và ít cholesterol xấu, lại có thêm nhiều dưỡng chất thực vật Phytonutrients có lợi cho sức khỏe.
Trong các loại Protein thực vật, Protein từ đậu nành là nguồn Protein được nhiều Hiệp hội tim mạch khuyên dùng, nhất là từ nguồn đậu nành phân lập, không lẫn tạp với đậu nành đột biến gen.

Lưu ý bổ sung đầy đủ, cân bằng, hợp lý Protein cho trẻ em mỗi ngày.

3 min