14 episodes

Cùng lắng nghe những câu chuyện về căn tính Việt Nam với series podcast Bàn chữ S.

Bàn chữ S Viện iSEE

    • Society & Culture
    • 5.0 • 7 Ratings

Cùng lắng nghe những câu chuyện về căn tính Việt Nam với series podcast Bàn chữ S.

    Tập 2.4: Phúc thiện - Nhạy cảm, Bình đẳng và Đấu tranh

    Tập 2.4: Phúc thiện - Nhạy cảm, Bình đẳng và Đấu tranh

    Bạn có biết phúc thiện và các hoạt động từ thiện gắn liền với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt ở các nước Anglo-Saxon?

    Có gì chung giữa chủ nghĩa tư bản nhân ái ở Mỹ và các hoạt động tình nguyện của sinh viên ngày nay?

    Lý thuyết về phúc thiện trên thế giới  giúp chúng ta nghĩ về sự hình thành và phát triển của các hoạt động phúc thiện tại Việt Nam hiện nay như thế nào?

    Không chỉ đánh dấu một mốc quan trọng cho mùa 2 này, với riêng những người thực hiện podcast, tập 4 của Bàn Chữ S còn vô cùng ấn tượng bởi chủ đề và cách tiếp cận. Nếu ở 3 tập trước chúng ta đã được lắng nghe những suy tư từ những người đã và đang trực tiếp tham gia các hoạt động phúc thiện thì tập cuối sẽ lần dấu phúc thiện từ góc độ học thuật.

    Là một nốt kết không thể tuyệt vời hơn, tập 4 rất vui khi có sự đồng hành của vị khách mời:

    TS. Phùng Hà Thanh

    Chị hiện là giảng viên tổ Quốc tế học, phó trưởng khoa Ngôn ngữ và Văn hóa các nước nói tiếng Anh, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, một người làm giáo dục có đóng góp vào việc làm mới chương trình đào tạo ở bậc đại học theo hướng đặt trọng ý thức xã hội. Hiện chị đang cùng với càng đồng nghiệp ở khoa đưa ra chương trình Văn hóa và Truyền thông xuyên quốc gia (Transnational Cultural and Media Studies) với điểm nhấn là tư duy phê bình, văn hóa-truyền thông xã hội.

    • 57 min
    Tập 2.3: “Truyền” khó mà “thông”: Thế lưỡng nan của người đứng giữa

    Tập 2.3: “Truyền” khó mà “thông”: Thế lưỡng nan của người đứng giữa

    Liệu việc tốt có thể hình dung như một đoạn thẳng mà trên đó tồn tại hai đầu tách biệt cho và nhận? Ở hai số đầu của mùa 2, Bàn Chữ S đã từng bước đi vào câu chuyện làm việc thiện và phức tạp hóa mối quan hệ cho - nhận ấy. Tiếp nối chuỗi thảo luận đó, tập 3 sẽ bóc tách một công việc, một vai trò thường đứng ở giữa bên cho và bên nhận, có phần ẩn mình khi nhắc đến làm việc tốt.

    • 1 hr 5 min
    Tập 2.2: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Sự tử tế hay sản phẩm truyền thông?

    Tập 2.2: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Sự tử tế hay sản phẩm truyền thông?

    Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) có lẽ không còn là khái niệm xa lạ dù bạn có làm việc trong khối kinh doanh hay không. Trong một số trường hợp, có nhiều người bày tỏ những mối nghi ngại về khái niệm này, rằng chúng có thể chỉ mang tính hình thức, hoặc rốt cục thì chúng cũng chỉ là một trong những chiêu trò đánh bóng tên tuổi mình của các doanh nghiệp.

    Tập 2 mùa 2 của Bàn Chữ S sẽ không dành nhiều thời gian cho đưa ra định nghĩa chính xác về CSR và dùng nó làm thang đo đánh giá các doanh nghiệp đã làm đúng hay sai. Thay vào đó, chúng mình sẽ lần dấu những bối cảnh mà CSR được đặt vào, nói cách khác là "hệ sinh thái" với những nhân tố khác bao quanh một doanh nghiệp, để tìm cách hiểu tại sao có những doanh nghiệp làm (được) điều này và có những doanh nghiệp thì không.

    Nếu xã hội đang đối diện với muôn vàn biến động và thay đổi, khái niệm CSR cũng phải liên tục mở rộng và làm mới mình. Không chỉ làm từ thiện hay cứu trợ khẩn cấp, doanh nghiệp giờ đây có rất nhiều lối vào để thể hiện trách nhiệm với xã hội của mình một cách bền vững

    • 58 min
    Tập 2.1: Từ "từ" đến "thiện"

    Tập 2.1: Từ "từ" đến "thiện"

    Đọc “từ thiện” theo cách chiết tự, “từ” là lòng yêu thương với con người xuất phát từ bên trong, “thiện” là việc tốt có tác động đến đời sống của người khác bản thân mình. Nhưng với chúng mình, từ “từ” đến “thiện” nên có nhiều hơn chỉ là lòng thương và sự nhân từ, và cũng là chủ đích của chúng mình khi mượn đến lối chơi chữ, từ thiện nên cần từ từ.

    • 52 min
    Tập 1.8: Căn tính Việt trong thực hành nghệ thuật

    Tập 1.8: Căn tính Việt trong thực hành nghệ thuật

    Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhìn vào địa hạt văn hóa nghệ thuật, nhiều người cho rằng lợi thế của nghệ sĩ Việt Nam chính là căn tính Việt. Tuy nhiên, với cá nhân người nghệ sĩ, có lẽ việc tìm một lối đi riêng và có được căn tính sáng tạo cá nhân lại được đề cao hơn cả. Vậy, đối với những khán giả không thực hành nghệ thuật, chúng ta có thể có những kỳ vọng gì đối với người nghệ sĩ về hành trình sáng tạo và phát triển văn hóa nghệ thuật cho dân tộc? Với niềm tin rằng căn tính dân tộc luôn luôn nằm trong mỗi cá thể của cộng đồng, quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ luôn phản ánh được tư duy, lý tưởng thẩm mĩ, hành trình trăn trở và cố gắng trả lời bằng thứ ngôn ngữ riêng trong thế giới của người nghệ sĩ. Dù là có ý thức hay vô ý thức trong mục đích đại diện cho cộng đồng, căn tính cá nhân của người nghệ sĩ luôn là một tấm gương để ta soi chiếu trải nghiệm căn tính Việt của chính bản thân, để thấy được những cái chung và cả những cái riêng khác biệt.

    • 50 min
    Tập 1.7: Du học sinh Việt - Đi để hòa tan hay thấu hiểu?

    Tập 1.7: Du học sinh Việt - Đi để hòa tan hay thấu hiểu?

    Đi du học về có "mất chất Việt" là một câu hỏi thỉnh thoảng các bạn du học sinh được nghe, đặc biệt với những người dành thời gian ở nước ngoài lâu. Đôi khi đó là một câu đùa nhưng có lúc, người hỏi thực sự nghiêm túc cùng trăn trở về việc liệu người Việt trẻ có bị "hòa tan bản sắc" khi ra nước ngoài sống và học tập một thời gian dài?

    Sống trong môi trường đòi hỏi kĩ năng hòa nhập nhất định, liệu người Việt trẻ có vô thức đánh mất "chất Việt" không? Hay có lẽ, việc phải tiếp xúc với nhiều sự khác biệt lại là động lực để họ bảo tồn và duy trì những giá trị văn hóa đã nuôi dưỡng họ? Để nối tiếp câu chuyện căn tính Việt, trong tập 7, Bàn chữ S đã cùng trò chuyện với hai du học sinh - Hà Linh và Phương Thảo (Alex). Nhận lời đến với chương trình để chia sẻ suy nghĩ về căn tính cũng như các trải nghiệm trong những năm tháng ở nước ngoài, dù còn nhiều hồi hộp và lo lắng về việc liệu những chia sẻ ấy có đủ hay, có giá trị đối với người nghe hay không, hai khách mời đã cùng chúng mình thực sự tận hưởng cuộc đối thoại sâu lắng và cũng không kém phần vui vẻ này.

    • 1 hr 9 min

Customer Reviews

5.0 out of 5
7 Ratings

7 Ratings

ellikesmangoes ,

Chủ đề hay và thú vị

chia sẻ của cô Trân Phượng gợi mở nhưng cũng khiến mình an tâm hơn một chút trong sự hoang mang khủng hoảng căn tính này. :)

Top Podcasts In Society & Culture

More Perspectives
Duy Thanh Nguyen
Truy Lùng Dấu Vết
Tôi
Oddly normal
Van Nguyen
Trạm Radio
Trạm Radio
The Tri Way
Tri Lecao
Dua Lipa: At Your Service
BBC Sounds