27 sec

Chăm sóc cây cảnh trong mùa mưa Nghe Thánh Ca

    • Music Commentary

Mỗi năm một dịp, thần nước lại tiến đánh thần núi. Đây cũng là dịp mà những người yêu thích và trồng cây cảnh lại lao đao vì phải tìm cách để bảo tồn số cây cảnh mình dày công chăm sóc. Bài viết hướng dẫn cách chăm sóc cây cảnh trong mùa mưa lũ, để cây không bị ngập úng, tiếp tục sinh trưởng và phát triển.








Menu điều hướng nội dung bài viết




Phân loại cây cảnh để tiện cho việc chăm sóc cây cảnh trong mùa mưa lũ
Nhóm những cây mọng nước
Nhóm cây có thể sống chung với ngập úng dài ngày
Nhóm cây nhạy cảm
Chăm sóc những cây ghép cành
Nội dung cần lưu ý







Phân loại cây cảnh để tiện cho việc chăm sóc cây cảnh trong mùa mưa lũ



Phân loại cây cảnh giúp cho bạn tiết kiệm được công sức, thời gian trong công việc của bạn. Cây mọng nước cần phải xếp chung với nhau. Nhóm những cây có thể sống tốt mà không cần phải có bất kỳ sự chăm sóc nào được xếp chung với nhau. Nhóm những cây có thể chịu ngập trong thời gian ngắn, nhóm này có thể không cần phải di chuyển nếu thời gian ngập không lâu. Nhóm những cây nhạy cảm xếp chung với nhau.



Nhóm những cây mọng nước



Cây mọng nước bao gồm những cây có lá, thân, rễ, đều chứa nhiều nước. Những cây trong nhóm này bao gồm xương rồng, cây hoa sứ, và nhiều loại cây khác. Đây là những cây không thể chống chịu nổi ngập úng. Phải tìm cách kê cao cây, đây là phương án tốt nhất. Nếu gấp gáp quá bạn có thể đào cây lên và để nguyên, hoặc trồng vào chậu tạm.



Chăm sóc cây hoa sứ trong mùa mưa lũ



Đặc biệt đối với cây hoa sứ, thông thường khi trồng lâu năm cây sẽ có bệ rễ to, nếu nó chết đi thì rất tiếc. Với cây hoa sứ bạn có thể đào lên rửa sạch đất, cắt sạch mọi vết bầm dập bởi quá trình đào cây. Cuối cùng dùng dây buộc vào thân cây và treo ngược cây lên. Khi nước rút bạn có thể đem cây ra trồng lại, bạn nên đọc thêm các bài viết về cây sứ trong chuyên mục cây sứ.



Vào mùa mưa lũ, chậu cây hoa sứ cần được kê cao, đảm bảo chậu trồng cây thông thoáng thoát nước tốt



Chăm sóc cây ngũ sắc trong mùa mưa lũ



Ngoài cây các cây mọng nước thì cây ngũ sắc cũng cần phải có chế độ chăm sóc chu đáo. Cây ngũ sắc là cây phát triển mạnh, rễ nhiều, và cần nhiều nước để phát triển bình thường. Cần nhiều nước không có nghĩa là cây có thể chịu ngập úng, bạn cần phải kê cao chậu cây hoặc đưa cây vào chậu trồng tạm. Chất trồng trong chậu trồng tạm chỉ cần cát xây dựng là đủ. Khi đào cây, tốt nhất nên cố gắng lấy được cả bầu đất. Tìm hiểu thêm các bài viết về cây cảnh này trong mục Cây ngũ sắc



Cây ngũ sắc không phải là cây mọng nước, nhưng cần phải được giữ thông thoáng và không được để nó ngập nước, vì rễ và vỏ cây dễ bị thối khi ngập nước



Nhóm cây có thể sống chung với ngập úng dài ngày



Nhóm cây này bạn không cần phải chú tâm dành nhiều thời gian cho nó. Nhóm cây này gồm những cây như lộc vừng, cây me, cây khế, cây sanh, cây bông trang, cây vạn tuế, cây mai vàng, cây mai chiếu thủy, cây tùng, cây ổi, cây sim, cây hoa giấy và nhiều cây khác nữa. Nhưng nó có thể chịu được sự ngập úng dài ngày, không có nghĩa là nó an toàn trong môi trường đầy n

Mỗi năm một dịp, thần nước lại tiến đánh thần núi. Đây cũng là dịp mà những người yêu thích và trồng cây cảnh lại lao đao vì phải tìm cách để bảo tồn số cây cảnh mình dày công chăm sóc. Bài viết hướng dẫn cách chăm sóc cây cảnh trong mùa mưa lũ, để cây không bị ngập úng, tiếp tục sinh trưởng và phát triển.








Menu điều hướng nội dung bài viết




Phân loại cây cảnh để tiện cho việc chăm sóc cây cảnh trong mùa mưa lũ
Nhóm những cây mọng nước
Nhóm cây có thể sống chung với ngập úng dài ngày
Nhóm cây nhạy cảm
Chăm sóc những cây ghép cành
Nội dung cần lưu ý







Phân loại cây cảnh để tiện cho việc chăm sóc cây cảnh trong mùa mưa lũ



Phân loại cây cảnh giúp cho bạn tiết kiệm được công sức, thời gian trong công việc của bạn. Cây mọng nước cần phải xếp chung với nhau. Nhóm những cây có thể sống tốt mà không cần phải có bất kỳ sự chăm sóc nào được xếp chung với nhau. Nhóm những cây có thể chịu ngập trong thời gian ngắn, nhóm này có thể không cần phải di chuyển nếu thời gian ngập không lâu. Nhóm những cây nhạy cảm xếp chung với nhau.



Nhóm những cây mọng nước



Cây mọng nước bao gồm những cây có lá, thân, rễ, đều chứa nhiều nước. Những cây trong nhóm này bao gồm xương rồng, cây hoa sứ, và nhiều loại cây khác. Đây là những cây không thể chống chịu nổi ngập úng. Phải tìm cách kê cao cây, đây là phương án tốt nhất. Nếu gấp gáp quá bạn có thể đào cây lên và để nguyên, hoặc trồng vào chậu tạm.



Chăm sóc cây hoa sứ trong mùa mưa lũ



Đặc biệt đối với cây hoa sứ, thông thường khi trồng lâu năm cây sẽ có bệ rễ to, nếu nó chết đi thì rất tiếc. Với cây hoa sứ bạn có thể đào lên rửa sạch đất, cắt sạch mọi vết bầm dập bởi quá trình đào cây. Cuối cùng dùng dây buộc vào thân cây và treo ngược cây lên. Khi nước rút bạn có thể đem cây ra trồng lại, bạn nên đọc thêm các bài viết về cây sứ trong chuyên mục cây sứ.



Vào mùa mưa lũ, chậu cây hoa sứ cần được kê cao, đảm bảo chậu trồng cây thông thoáng thoát nước tốt



Chăm sóc cây ngũ sắc trong mùa mưa lũ



Ngoài cây các cây mọng nước thì cây ngũ sắc cũng cần phải có chế độ chăm sóc chu đáo. Cây ngũ sắc là cây phát triển mạnh, rễ nhiều, và cần nhiều nước để phát triển bình thường. Cần nhiều nước không có nghĩa là cây có thể chịu ngập úng, bạn cần phải kê cao chậu cây hoặc đưa cây vào chậu trồng tạm. Chất trồng trong chậu trồng tạm chỉ cần cát xây dựng là đủ. Khi đào cây, tốt nhất nên cố gắng lấy được cả bầu đất. Tìm hiểu thêm các bài viết về cây cảnh này trong mục Cây ngũ sắc



Cây ngũ sắc không phải là cây mọng nước, nhưng cần phải được giữ thông thoáng và không được để nó ngập nước, vì rễ và vỏ cây dễ bị thối khi ngập nước



Nhóm cây có thể sống chung với ngập úng dài ngày



Nhóm cây này bạn không cần phải chú tâm dành nhiều thời gian cho nó. Nhóm cây này gồm những cây như lộc vừng, cây me, cây khế, cây sanh, cây bông trang, cây vạn tuế, cây mai vàng, cây mai chiếu thủy, cây tùng, cây ổi, cây sim, cây hoa giấy và nhiều cây khác nữa. Nhưng nó có thể chịu được sự ngập úng dài ngày, không có nghĩa là nó an toàn trong môi trường đầy n

27 sec