1 hr 32 min

Trẻ em đã bàn luận thế nào về những chủ đề lớn: Hạnh phúc, Tự do, Bất tử liệu có tốt hơn? | Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy Future Impact Academy

    • Education

Khách mời: Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy
Host: Hùng Võ

“Sự ngạc nhiên là thái độ của một con người yêu mến minh triết đích thực, vâng, không có khởi nguồn nào khác của triết học hơn là sự khởi nguồn bằng sự ngạc nhiên này.” (Platon, Theaetetus). Aristote (Metaphysik) cũng cho là vậy: “Sự ngạc nhiên khiến trước tiên con người đi đến triết lý”. Ở Pháp người ta gọi các em bé ở ngưỡng cuối mầm non đầu tiểu học là Tuổi lý trí (l’âge de la raison) - Tuổi mà các em bắt đầu đặt ra hàng loạt câu hỏi thể hiện khả năng tò mò và ngạc nhiên để nhận thức mọi thứ xung quanh mình. Một em bé hoàn toàn có thể hỏi “Vì sao trong ngày cưới của bố mẹ nhưng con không có mặt ở đó”, chính việc này có thể dẫn tới câu hỏi triết học về sự ra đời của con người.

Thế thì tại sao trường học không đáp ứng sự tò mò đó ở mức độ triết học ở ngay giai đoạn tò mò nhất của đứa trẻ?

Đó chính là sự mở đầu cho buổi trò chuyện về Triết học giữa host Hùng Võ và khách mời Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy. Tò mò để rồi vươn lên nhận thức (epistime) và ý tưởng (idea), và mỗi nhận thức triết học là một bước sự giải phóng con người khỏi hang động vô minh, như Platon nói. Newton có thể là ví dụ cho sự ngạc nhiên trong triết học mà Tiến sĩ Từ Huy nhắc tới. Chính từ cái chỗ ngạc nhiên về việc tại sao quả táo rơi xuống đất mà không rơi ngược lên trên chúng ta khám phá ra một định luật vô cùng quan trọng trong đời sống, định luật hấp dẫn ra đời.

Tại Việt Nam, khi nhắc tới Triết học thường gắn liền với chữ “khó hiểu” nhưng có một sự thật thú vị mà khách mời tuần này của chúng ta đã tiết lộ rằng, học sinh Việt Nam hơn 70 năm trước đã từng làm những đề thi tú tài có mức độ tư duy, độ khó ngang ngửa với học sinh Pháp ngày nay (Một trong những câu hỏi đó là yêu cầu học sinh cắt nghĩa của câu: “Triết học sẽ trở thành một sự vật tồi tàn, nếu nó không liên kết với những lo âu của thời đại” - Bản dịch).

Vậy thực chất Triết học là gì? Tại sao ở Pháp có thể thể dạy cho trẻ em những câu hỏi có tính triết học ở 4-5 tuổi? Dạy Triết học là dạy gì? Hay, chúng ta có thể bắt đầu với Triết ở những chủ đề gần gũi với người trẻ như thế nào?

_____
Future Impact Academy mùa 3 hân hạnh có sự đồng hành chiến lược của Trung Tâm Nghiên Cứu Việt Nam thuộc Đại học Fulbright Việt Nam, dentsu Redder và HV Foundation.
#FutureImpactAcademy
#WiderPerspectivesRicherSouls
#ExtendedMinds
#ProudlyMadeinVietnam
*** Youtube: https://youtube.com/@FutureImpactAcademy
*** Tiktok: https://www.tiktok.com/@futureimpactacademy
*** Website: https://futureimpactacademy.com/
*** Spotify: https://bit.ly/FutureImpactAcademy-Spotify
*** Apple Podcast: https://bit.ly/FutureImpactAcademy-Apple
*** Facebook: https://facebook.com/@FutureImpactAcademy
*** Instagram: https://instagram.com/@futureimpactacademy/
*** LinkedIn: https://linkedin.com/future-impact-academy
Wider perspectives, Richer Souls, Extended Minds. For a better future

Khách mời: Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy
Host: Hùng Võ

“Sự ngạc nhiên là thái độ của một con người yêu mến minh triết đích thực, vâng, không có khởi nguồn nào khác của triết học hơn là sự khởi nguồn bằng sự ngạc nhiên này.” (Platon, Theaetetus). Aristote (Metaphysik) cũng cho là vậy: “Sự ngạc nhiên khiến trước tiên con người đi đến triết lý”. Ở Pháp người ta gọi các em bé ở ngưỡng cuối mầm non đầu tiểu học là Tuổi lý trí (l’âge de la raison) - Tuổi mà các em bắt đầu đặt ra hàng loạt câu hỏi thể hiện khả năng tò mò và ngạc nhiên để nhận thức mọi thứ xung quanh mình. Một em bé hoàn toàn có thể hỏi “Vì sao trong ngày cưới của bố mẹ nhưng con không có mặt ở đó”, chính việc này có thể dẫn tới câu hỏi triết học về sự ra đời của con người.

Thế thì tại sao trường học không đáp ứng sự tò mò đó ở mức độ triết học ở ngay giai đoạn tò mò nhất của đứa trẻ?

Đó chính là sự mở đầu cho buổi trò chuyện về Triết học giữa host Hùng Võ và khách mời Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy. Tò mò để rồi vươn lên nhận thức (epistime) và ý tưởng (idea), và mỗi nhận thức triết học là một bước sự giải phóng con người khỏi hang động vô minh, như Platon nói. Newton có thể là ví dụ cho sự ngạc nhiên trong triết học mà Tiến sĩ Từ Huy nhắc tới. Chính từ cái chỗ ngạc nhiên về việc tại sao quả táo rơi xuống đất mà không rơi ngược lên trên chúng ta khám phá ra một định luật vô cùng quan trọng trong đời sống, định luật hấp dẫn ra đời.

Tại Việt Nam, khi nhắc tới Triết học thường gắn liền với chữ “khó hiểu” nhưng có một sự thật thú vị mà khách mời tuần này của chúng ta đã tiết lộ rằng, học sinh Việt Nam hơn 70 năm trước đã từng làm những đề thi tú tài có mức độ tư duy, độ khó ngang ngửa với học sinh Pháp ngày nay (Một trong những câu hỏi đó là yêu cầu học sinh cắt nghĩa của câu: “Triết học sẽ trở thành một sự vật tồi tàn, nếu nó không liên kết với những lo âu của thời đại” - Bản dịch).

Vậy thực chất Triết học là gì? Tại sao ở Pháp có thể thể dạy cho trẻ em những câu hỏi có tính triết học ở 4-5 tuổi? Dạy Triết học là dạy gì? Hay, chúng ta có thể bắt đầu với Triết ở những chủ đề gần gũi với người trẻ như thế nào?

_____
Future Impact Academy mùa 3 hân hạnh có sự đồng hành chiến lược của Trung Tâm Nghiên Cứu Việt Nam thuộc Đại học Fulbright Việt Nam, dentsu Redder và HV Foundation.
#FutureImpactAcademy
#WiderPerspectivesRicherSouls
#ExtendedMinds
#ProudlyMadeinVietnam
*** Youtube: https://youtube.com/@FutureImpactAcademy
*** Tiktok: https://www.tiktok.com/@futureimpactacademy
*** Website: https://futureimpactacademy.com/
*** Spotify: https://bit.ly/FutureImpactAcademy-Spotify
*** Apple Podcast: https://bit.ly/FutureImpactAcademy-Apple
*** Facebook: https://facebook.com/@FutureImpactAcademy
*** Instagram: https://instagram.com/@futureimpactacademy/
*** LinkedIn: https://linkedin.com/future-impact-academy
Wider perspectives, Richer Souls, Extended Minds. For a better future

1 hr 32 min

Top Podcasts In Education

HIEU.TV
Hieu Nguyen
Thuần Podcast
Thuần
Better Version
Better Version
Vì sao thế nhỉ!
Vì sao thế nhỉ!
6 Minute English
BBC Radio
Nguyễn Hữu Trí Podcast
Nguyễn Hữu Trí