6 min

09. Vì sao trầm cảm lại dẫn đến giác ngộ‪?‬ Cuộc đời là phần thưởng

    • Mental Health

VÌ SAO TRẦM CẢM LẠI DẪN ĐẾN GIÁC NGỘ?
Trước khi ở đỉnh cao của trầm cảm, con vẫn tin con làm gì đó được với suy nghĩ. Con không thấy nó tự đến tự đi, vì con vẫn tin con làm nó đến, và con làm nó đi.
Khi con ở đỉnh cao của trầm cảm, con thấy con không làm gì nổi luôn. Những người ở đỉnh cao trầm cảm thì có làm gì được suy nghĩ đâu. Lúc đấy nếu con nhờ thầy chỉ cho hoặc có những người rất may mắn, do đời trước họ tu hành rồi, nên không cần phải có thầy họ cũng nhận ra rằng: “ Ô! hóa ra từ nãy đến giờ suy nghĩ tự đến tự đi, không điều khiển được cái gì cả.”
​ Những người đấy thường phải rất nhiều đời đã tu hành, họ có những sứ mệnh riêng, đến đây để cứu người, thì họ sẽ tự nhận ra điều đấy. Còn thông thường thì có một người thầy chỉ cho.
Vì sao đỉnh cao của trầm cảm lại là đỉnh cao sẵn sàng cho giác ngộ?
Lúc con đang trầm cảm, con vẫn có thể nghĩ rằng mình tạo ra suy nghĩ này, rồi mình sẽ làm nó đi được. Nhưng khi đến đỉnh cao rồi, suy nghĩ chạy như điên, vật qua vật lại, con không làm gì nổi thì con mới thấy: ôi chuẩn rồi, hóa ra suy nghĩ tự đến tự đi. Hóa ra từ xưa đến nay mình không tạo ra suy nghĩ và mình cũng không làm nó biến mất. Nó đến rồi nó đi, tự đến tự đi, thế thì còn vấn đề gì nữa không?
​Chính cái việc mình tin mình làm ra nó, mình tin mình sẽ chống lại nó được thì mình mới đau khổ chứ. Đúng không? Các con khổ vì không ép được suy nghĩ theo ý mình, chứ không phải khổ vì suy nghĩ ấy đâu.
Nếu bây giờ trong đầu con hiện ra suy nghĩ, “cho con ăn cứt” có khổ không? Không khổ. Nhưng, suy nghĩ này mày đừng có hiện ra nữa, khổ không? Đang phóng sinh tự nhiên hiện ra hình ảnh ôm người yêu. Ôi dồi ôi, đang phóng sinh mà lại thế này (mọi người cười). Khổ không phải vì cái suy nghĩ ôm người yêu, đấy là sướng chứ đúng không? Khổ vì sao? Mày phải chết, cái suy nghĩ đấy mày phải biến mất, đúng chưa?
Khổ vì cái suy nghĩ chống lại, chứ không phải cái suy nghĩ kia. Nếu con nhận ra nó tự đến tự đi thì không cảm thấy phải chống lại nữa.
​Xong! Cứ đến đi, con giống như không gian của Biết. Gió thổi thoải mái đi. Bầu trời có sợ gió không? Không!
Các con muốn biết mà không bị cuốn theo, thì phải thấy suy nghĩ tự đến rồi tự đi, đấy là bí kíp để tập môn Biết này. Bí kíp rất căn bản để không bị cuốn theo suy nghĩ, cảm xúc là thực hành pháp Biết và chứng kiến trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc, tự đến rồi tự đi không để lại dấu vết gì trong không gian của Biết.
Nếu con thực hành được như thế thì dần dần suy nghĩ cảm xúc yếu dần đi.
Có đúng nó tự đến tự đi trong không gian của Biết không?
Trong không gian của Biết thì nó tự đến tự đi. Nó đi sạch luôn, không để lại dấu vết gì. Đúng không? Đi sạch! Tự đến rồi tự đi sạch, không để lại dấu vết gì. ĐI SẠCH.
...

- Trích "Vòng xoáy trầm cảm và cách tập biết" HN 21.12.2020
Giọng đọc: Thuỳ Anh
Nhạc: Lesfm, Pixabay
#trongsuot #tramcamlamotmonqua

VÌ SAO TRẦM CẢM LẠI DẪN ĐẾN GIÁC NGỘ?
Trước khi ở đỉnh cao của trầm cảm, con vẫn tin con làm gì đó được với suy nghĩ. Con không thấy nó tự đến tự đi, vì con vẫn tin con làm nó đến, và con làm nó đi.
Khi con ở đỉnh cao của trầm cảm, con thấy con không làm gì nổi luôn. Những người ở đỉnh cao trầm cảm thì có làm gì được suy nghĩ đâu. Lúc đấy nếu con nhờ thầy chỉ cho hoặc có những người rất may mắn, do đời trước họ tu hành rồi, nên không cần phải có thầy họ cũng nhận ra rằng: “ Ô! hóa ra từ nãy đến giờ suy nghĩ tự đến tự đi, không điều khiển được cái gì cả.”
​ Những người đấy thường phải rất nhiều đời đã tu hành, họ có những sứ mệnh riêng, đến đây để cứu người, thì họ sẽ tự nhận ra điều đấy. Còn thông thường thì có một người thầy chỉ cho.
Vì sao đỉnh cao của trầm cảm lại là đỉnh cao sẵn sàng cho giác ngộ?
Lúc con đang trầm cảm, con vẫn có thể nghĩ rằng mình tạo ra suy nghĩ này, rồi mình sẽ làm nó đi được. Nhưng khi đến đỉnh cao rồi, suy nghĩ chạy như điên, vật qua vật lại, con không làm gì nổi thì con mới thấy: ôi chuẩn rồi, hóa ra suy nghĩ tự đến tự đi. Hóa ra từ xưa đến nay mình không tạo ra suy nghĩ và mình cũng không làm nó biến mất. Nó đến rồi nó đi, tự đến tự đi, thế thì còn vấn đề gì nữa không?
​Chính cái việc mình tin mình làm ra nó, mình tin mình sẽ chống lại nó được thì mình mới đau khổ chứ. Đúng không? Các con khổ vì không ép được suy nghĩ theo ý mình, chứ không phải khổ vì suy nghĩ ấy đâu.
Nếu bây giờ trong đầu con hiện ra suy nghĩ, “cho con ăn cứt” có khổ không? Không khổ. Nhưng, suy nghĩ này mày đừng có hiện ra nữa, khổ không? Đang phóng sinh tự nhiên hiện ra hình ảnh ôm người yêu. Ôi dồi ôi, đang phóng sinh mà lại thế này (mọi người cười). Khổ không phải vì cái suy nghĩ ôm người yêu, đấy là sướng chứ đúng không? Khổ vì sao? Mày phải chết, cái suy nghĩ đấy mày phải biến mất, đúng chưa?
Khổ vì cái suy nghĩ chống lại, chứ không phải cái suy nghĩ kia. Nếu con nhận ra nó tự đến tự đi thì không cảm thấy phải chống lại nữa.
​Xong! Cứ đến đi, con giống như không gian của Biết. Gió thổi thoải mái đi. Bầu trời có sợ gió không? Không!
Các con muốn biết mà không bị cuốn theo, thì phải thấy suy nghĩ tự đến rồi tự đi, đấy là bí kíp để tập môn Biết này. Bí kíp rất căn bản để không bị cuốn theo suy nghĩ, cảm xúc là thực hành pháp Biết và chứng kiến trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc, tự đến rồi tự đi không để lại dấu vết gì trong không gian của Biết.
Nếu con thực hành được như thế thì dần dần suy nghĩ cảm xúc yếu dần đi.
Có đúng nó tự đến tự đi trong không gian của Biết không?
Trong không gian của Biết thì nó tự đến tự đi. Nó đi sạch luôn, không để lại dấu vết gì. Đúng không? Đi sạch! Tự đến rồi tự đi sạch, không để lại dấu vết gì. ĐI SẠCH.
...

- Trích "Vòng xoáy trầm cảm và cách tập biết" HN 21.12.2020
Giọng đọc: Thuỳ Anh
Nhạc: Lesfm, Pixabay
#trongsuot #tramcamlamotmonqua

6 min