100 episodes

Báo Nhân Dân - Cơ quan thông tin đa phương tiện chủ lực tại Việt Nam, đăng tải đầy đủ thông tin về mọi mặt đời sống trong nước và quốc tế, cũng như các chương trình giải trí, áp dụng nhiều công nghệ truyền thông mới.

RADIO NHÂN DÂN - TRUYỆN TRUYỆN NGẮN - BÁO NHÂN DÂN

    • News

Báo Nhân Dân - Cơ quan thông tin đa phương tiện chủ lực tại Việt Nam, đăng tải đầy đủ thông tin về mọi mặt đời sống trong nước và quốc tế, cũng như các chương trình giải trí, áp dụng nhiều công nghệ truyền thông mới.

    Truyện ngắn: Nậm Khiêu

    Truyện ngắn: Nậm Khiêu

    Tương tựa cửa lều nhìn ra mặt hồ phía trước. Sương sớm bảng lảng, chờn vờn trên mặt hồ. Anh với tay rót một chén nước chè. Gió nhè nhẹ. Cái nhà bè dập dềnh khe khẽ. Tiếng cá quẫy nước lóc chóc. Mặt hồ lăn tăn sóng. Những con sóng nối nhau chạy vào sương mù. Tương khẽ thở dài. Yên ắng quá. Một mình anh với những lồng cá lặng câm. Không! Không phải mình anh! Còn Phiên và bé Liền nữa chứ! Họ ở đâu đó trên mặt hồ kia thôi. Ánh mắt anh dõi sâu vào sương mù. Không có gương mặt nào ở đó cả. Mẹ con Phiên chỉ trở về với anh trong đêm mà thôi. Khi anh đã đổ nồi cám nguội xuống lồng cho lũ cá đói. Khi anh đã nằm nhìn lên bầu trời
    Tác giả: Lục Mạnh CườngGiọng đọc: Tiến TúLời bình: Nhà phê bình Nguyễn Hoài NamMinh họa: Họa sĩ Minh MinhThời lượng: 17p55g

    • 17 min
    Truyện ngắn: Mẹ

    Truyện ngắn: Mẹ

    Con ma men ngày càng hành hạ bố. Cơ thể người đàn ông gần tứ tuần, khỏe mạnh, cường tráng giờ trông ọp ẹp, thảm hại. Bố không còn sức để vật ngửa con lợn ra mà chọc tiết giữa đêm khuya nữa. Mình mẹ, mẹ cũng không làm nổi. Mà chả tội gì mẹ phải làm đồ tể. Mẹ ăn diện. Mẹ phấn son. Mẹ tung tẩy váy áo. Nhìn bố như cái xác không hồn, chỉ toàn da bọc xương, mẹ chán ngắt. Mẹ quyết định đi lao động ở Ðài Loan. Tôi biết mẹ hận bố nên mẹ mới bỏ mặc bố trong lúc bố ốm đau như thế này. Bố không dám ngăn cản mẹ. Bà ngoại cũng không gàn được mẹ.
    Tác giả: Trần Thúy LànhGiọng đọc: Ánh NguyệtLời bình: Nhà phê bình Nguyễn Hoài NamMinh họa: Họa sĩ Minh MinhThời lượng: 21p54g

    • 21 min
    Truyện ngắn: Mùa nhớ ở La Lay

    Truyện ngắn: Mùa nhớ ở La Lay

    Mặt lún phún râu, cậu lính binh nhất bảo, em ở đây, thấy đậm nhất là nỗi nhớ. Hồi mới lên đơn vị, đêm nào cũng nằm nhớ nhà. Mà nhớ nhất là đứa em gái út, nó thương em lắm. Mẹ em sinh nó khi đã ngoài bốn mươi, nó cách em mười lăm tuổi. Lâu lâu gọi điện thoại lại hỏi chừng mô anh về. Thư cười, trêu cậu chiến sĩ, còn người yêu thì sao, nhớ người yêu không? Bẽn lẽn, cậu trai mười chín tuổi ấp úng, đỏ mặt. Bảo có thương một bạn cùng lớp nhưng giờ ở xa như thế này, tỏ tình còn chưa dám nói, dễ chi hả chị.
    Tác giả: Diệu ÁiGiọng đọc: Vân AnLời bình: Nhà văn Phong ĐiệpMinh họa: Họa sĩ Tuyết NhungThời lượng: 19p17g

    • 19 min
    Truyện ngắn: Ai qua bến nước

    Truyện ngắn: Ai qua bến nước

    Dường như có ai hát ngoài phía bến Trầm, âm thanh dịu dàng như gió trôi qua chiều vắng. Miện ngừng tay khỏi tấm rèm đang kết dở dang, bước lại gần khung cửa sổ trông ra bến nước. Tiếng hát nơi xa kia nhỏ dần rồi tắt hẳn, con thuyền chắc đã sang sông rồi, chỉ còn lại mình Miện trong bóng hoàng hôn lặng lẽ. Miện ngẩng đầu nhìn theo cánh chim lẻ loi vừa lướt ngang qua. Bây giờ đã là tháng hai, bầu trời xám xịt tựa tấm màn lâu ngày chưa giặt giũ, xám ngắt như màu tro trong gian bếp lạnh, xám tái như gương mặt Thi mỗi bận bước vào nhà.
    Tác giả: Trần Thị Tú NgọcGiọng đọc: Ánh NguyệtLời bình: Nhà phê bình Nguyễn Hoài NamMinh họa: Họa sĩ Thu HàThời lượng: 17p05g

    • 17 min
    Truyện ngắn: Khung trời mùa hạ

    Truyện ngắn: Khung trời mùa hạ

    Rồi chị về với bố con anh để làm thành một gia đình. Chị nhìn thấy trong đứa con gái anh hình bóng của con gái chị. Chị nhớ những lần chúng nó cùng chơi đu quay, ríu rít như hai con chim non dưới khung trời mùa hạ. Chị dành cho nó tất cả tình yêu thương của một người mẹ mất con. Nhưng mà, mấy năm rồi, con bé dường như đã quên mất chị, quên mất con gái chị, đã quên họ từng hiện hữu trong cuộc đời của nó, dù chỉ là một vệt thoảng qua. Nhưng có trách chi, bởi nó chỉ là một đứa trẻ, nó còn quá nhỏ, đầu óc non nớt ngây thơ của nó không cần phải nhớ quá nhiều. Huống chi, mẹ con chị chẳng là gì với nó.
    Tác giả: Nguyệt ChuGiọng đọc: Vân AnLời bình: Nhà phê bình Nguyễn Hoài NamMinh họa: Họa sĩ Nguyễn MinhThời lượng: 17p31g

    • 17 min
    Truyện ngắn: Rừng bạc đầu thương nhớ

    Truyện ngắn: Rừng bạc đầu thương nhớ

    Những ngày ở Tà Lài, tôi chú ý đến một ông già đầu bạc phơ, chiều chiều ngồi chẻ nứa, đan lờ bên bờ sông Đồng Nai. Người Châu Mạ trong xóm Ka Lúi nói ông tên Tánh, nhưng giọng nói lơ lớ như người S’Tiêng. Ông Tánh cũng ở độ tuổi cổ lai hy rồi nhưng rất mê nhạc. Không vào rừng đặt bẫy thì ra sông đặt lờ. Cứ xong việc là ông Tánh về nhà mở cát-sét nghe ca hát suốt ngày. Người Ka Lúi không gọi Tánh bằng ông, bằng thằng gì cả mà cứ gọi tên trống không. “Tánh đan cho mình cái lờ thật chắc vào nghe. Cái cũ, cá lọt đi chơi hết”.
    Tánh đan lờ, vừa bán vừa dùng. Cái lờ là một loại dụng cụ để bắt cá, đan bằng tre hay nứa hai đầu nhỏ, giữa phình ra, cá đã vào lờ thì không ra được. Vừa đan, Tánh nghêu ngao hát:“Công anh chẻ nứa đan lờ. Để cho con cá vượt bờ nó đi”... Đêm đêm Tánh mang lờ ra sông, chỗ ông đã đặt tre ngăn dòng chảy, thả chuôm, đặt lờ vào đó rồi về. Sáng mai ra kéo lờ lên, đổ cá ra rổ. Tôm cá vào nhiều, thì mang ra chợ bán lấy tiền đong gạo, mua rượu, mua rau. Cá ít thì đem về kho, làm thức ăn. Ông nghe hát, uống rượu một mình, rồi một mình nói chuyện với cây thiên tuế cả buổi, lại gọi cây bằng em nữa mới lạ chớ…
    Tác giả: Trần Công TấnGiọng đọc: Xuân KhoaLời bình: Nhà thơ Hữu ViệtMinh họa: Họa sĩ Hoàng QuânThời lượng: 24p54g

    • 24 min

Top Podcasts In News

Serial
Serial Productions & The New York Times
Up First
NPR
Page 94: The Private Eye Podcast
Page 94: The Private Eye Podcast
Money Talks from The Economist
The Economist
The Daily
The New York Times
Today, Explained
Vox

You Might Also Like

Kể Cho Tôi Nghe
Radio Người Giữ Kỉ Niệm
KHO TRUYỆN CỔ TÍCH - CMDD Audio
CHÚ MÈO ĐI DÉP
Tri Kỷ Cảm Xúc
Web5ngay
Vì sao thế nhỉ!
Vì sao thế nhỉ!
Viết Chữa Lành
Writing therapy
Better Version
Better Version