70 afleveringen

Daily Stoic Việt Nam lấy nội dung từ cuốn sách cùng tên Daily Stoic - nói về các quan điểm, góc nhìn của các vị triết gia Khắc kỷ vĩ đại như Marcus Aurelius, Epictetus, Zeno, v.v. bởi tác giả Ryan Holiday.

Xin được gửi lời cảm ơn đến team dịch thuật của Cộng đồng Stoicism for Redpiller và biên tập viên Khánh Ly Phùng đã đem đến cho chúng ta một bản dịch tiếng Việt sát nghĩa và gần gũi.
Các bạn nhớ nhấn theo dõi kênh Daily Stoic Việt Nam trên Spotify, Apple Podcast để không bỏ lỡ bất kì 1 audio nào nhé.

Một lần nữa, Hưng Thành Nguyễn và mCoaching team xin chân thành cảm ơn.

Daily Stoic Việt Nam mCoaching Team

    • Onderwijs

Daily Stoic Việt Nam lấy nội dung từ cuốn sách cùng tên Daily Stoic - nói về các quan điểm, góc nhìn của các vị triết gia Khắc kỷ vĩ đại như Marcus Aurelius, Epictetus, Zeno, v.v. bởi tác giả Ryan Holiday.

Xin được gửi lời cảm ơn đến team dịch thuật của Cộng đồng Stoicism for Redpiller và biên tập viên Khánh Ly Phùng đã đem đến cho chúng ta một bản dịch tiếng Việt sát nghĩa và gần gũi.
Các bạn nhớ nhấn theo dõi kênh Daily Stoic Việt Nam trên Spotify, Apple Podcast để không bỏ lỡ bất kì 1 audio nào nhé.

Một lần nữa, Hưng Thành Nguyễn và mCoaching team xin chân thành cảm ơn.

    Đừng Vô Ý Giao Đi Sự Tự Do Của Mình - 08 Tháng Ba - Daily Stoic Việt Nam.

    Đừng Vô Ý Giao Đi Sự Tự Do Của Mình - 08 Tháng Ba - Daily Stoic Việt Nam.

    Ngày 08 Tháng Ba,

    ĐỪNG VÔ Ý GIAO ĐI SỰ TỰ DO CỦA MÌNH

    ***

    “Nếu một kẻ khác trao cơ thể của bạn cho một người vãng lai, bạn sẽ tức giận. Nhưng bạn lại tự trao suy nghĩ của mình cho bất kỳ ai bạn gặp, và những người đó có thể hành hạ, mang đến những rối loạn và phiền toái cho bạn – bạn không thấy xấu hổ vì điều đó sao?”

    - EPICTETUS, ENCHIRIDION, 28;

    Một cách bản năng, bạn bảo vệ cơ thể vật lý của mình. Chúng ta không để người khác tự tiện động chạm, xô đẩy, chặn đường nơi bạn đi. Còn về tâm trí, bạn lại không có nhiều sự tự quản như vậy. Bạn để tâm trí của mình lượn theo phương tiện truyền thông, mạng xã hội, truyền hình, lượn theo người khác đang làm, nghĩ, nói gì. Vừa ngồi xuống để làm việc thì một lúc sau, bạn đã bắt đầu lướt web. Bạn vừa đoàn tụ với gia đình được vài phút thì bạn lại rút điện thoại ra. Đến một công viên yên bình, thay vì tự nhìn vào nội tâm mình, bạn lại đi phán xét những người đang đi qua.

    Bạn thậm chí còn không biết mình đã, đang làm những hành động đó. Bạn không nhận thức được những hành động đó lãng phí, thiếu hiệu quả, độc hại và khiến bạn mất tập trung. Điều tệ hơn là – không ai khác chịu trách nhiệm cho những điều trên cả, mà là chính bạn.

    Với những người Stoic, điều trên thật đáng ghê tởm. Họ biết rằng thế giới này có thể nắm quyền kiểm soát thân thể này – có thể bạn sẽ bị ném vào tù, hoặc thời tiết hành hạ tấm thân này không thương tiếc. Nhưng còn tâm trí? Tâm trí là của bạn. Bạn phải bảo vệ nó. Làm ơn giữ quyền kiểm soát suy nghĩ và nhận thức của mình, những người Stoic sẽ khuyên bạn như vậy. Đó là tài sản đáng giá nhất của chính bạn.

    ---------------------

    # Góp ý về chất lượng Podcast nếu bạn không hài lòng tại đây

    # Đọc thêm nhiều bài viết về Phát triển bản thân tại đây

    # Tham gia nhóm Phát triển bản thân của mCoaching tại đây

    # Mời mCoaching team một ly cà phê tại đây

    • 2 min.
    Hãy Chọn Đúng Bối Cảnh - 09 Tháng Ba - Daily Stoic Việt Nam.

    Hãy Chọn Đúng Bối Cảnh - 09 Tháng Ba - Daily Stoic Việt Nam.

    Ngày 09 Tháng Ba,

    HÃY CHỌN ĐÚNG BỐI CẢNH

    ***

    “Trên hết, cần đảm bảo điều này - rằng bạn sẽ không bị gắn chặt vào những mối quan hệ cũ, những người bạn bè mà kéo bạn xuống cùng đẳng cấp với họ. Nếu bạn không thực hiện được, cuộc đời bạn sẽ bị hủy hoại... Bạn cần chọn giữa việc được ưa thích bởi những người bạn đó và vẫn là con người y như cũ, hoặc là trở thành một người tốt hơn và chấp nhận đánh đổi những người bạn này...Nếu cố chọn cả hai, bạn sẽ chẳng có được tiến bộ, cũng như chẳng giữ được những gì bạn từng có.”

    - EPICTETUS, DISCOURSES, 4.2.1; 4–5;



    “Bạn sẽ học được điều tốt từ người tốt, còn nếu giao du với kẻ xấu, bạn sẽ hủy hoại linh hồn mà mình có”

    - MUSONIUS RUFUS, QUOTING THEOGNIS OF MEGARA, LECTURES, 11.53.21–22;



    Jim Rohn có câu nói nổi tiếng, hay được trích dẫn thế này: “Bạn là trung bình của 5 người bạn dành thời gian nhiều nhất.” James Altucher khuyên các nhà văn trẻ, những doanh nhân khởi nghiệp hãy đi tìm “bối cảnh” của mình - một nhóm người tương đương nhau, và thúc đẩy nhau trở nên tốt hơn. Phụ huynh của bạn có thể nhăn mặt khi thấy bạn giao du với bạn xấu: “Hãy nhớ rằng, gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.” Câu châm ngôn sau của Goethe có lẽ sáng tỏ hơn với nhiều người: “Hãy cho ta biết ngươi giao du với kẻ nào, và ta sẽ nói cho ngươi biết ngươi là hạng thế nào.”

    Hãy có ý thức trong việc cân nhắc xem những ai được phép bước vào cuộc đời bạn – không phải theo phong cách thượng đẳng, mà dưới góc nhìn của kẻ đang cố gắng kiến tạo một cuộc sống tốt nhất có thể. Hãy nghĩ về những người bạn gặp gỡ, dành thời gian cùng và tự hỏi: Liệu họ có khiến tôi tốt hơn? Liệu họ có khuyến khích tôi tiến lên phía trước và có yêu cầu tôi giải trình một cách thích đáng những gì mình làm? Hay là họ đang kéo tôi về đẳng cấp của họ? Sau khi nghĩ kỹ câu trả lời, hãy tự hỏi mình câu hỏi quan trọng nhất: Liệu tôi nên dành thêm hay bớt thời gian cho họ?

    Phần thứ hai của trích dẫn nói trên của Goethe nhắc chúng ta về sự mạo hiểm của lựa chọn này. “Nếu ta biết được ngươi dành thời gian thế nào”, Goethe nói tiếp, “vậy ta sẽ biết được thứ gì sẽ xảy đến với ngươi.”

    ---------------------

    # Góp ý về chất lượng Podcast nếu bạn không hài lòng tại đây

    # Đọc thêm nhiều bài viết về Phát triển bản thân tại đây

    # Tham gia nhóm Phát triển bản thân của mCoaching tại đây

    # Mời mCoaching team một ly cà phê tại đây

    • 3 min.
    Đừng Tin Tưởng Các Giác Quan - 07 Tháng Ba - Daily Stoic Việt Nam

    Đừng Tin Tưởng Các Giác Quan - 07 Tháng Ba - Daily Stoic Việt Nam

    Ngày 07 Tháng Ba,

    ĐỪNG TIN TƯỞNG CÁC GIÁC QUAN

    ***

    “Heraclitus gọi việc tự dối lừa bản thân là một bệnh tật kinh khủng, và thị lực là một giác quan giả dối.”

    - DIOGENES LAERTIUS, LIVES OF THE EMINENT PHILOSOPHERS, 9.7;

    Khả năng tự nhận thức là năng lực đánh giá bản thân một cách khách quan. Đó là khả năng nghi vấn với trực giác, những khuân mẫu, những giả thuyết của mình. Oiêsis* - tự lừa dối bản thân - quan điểm ngạo mạn và cứng đầu, nó đòi hỏi bạn cứ khư khư ôm lấy quan điểm của mình một cách mù quáng, đến nỗi ngay cả thị giác cũng đánh lừa bạn.

    Điều trên thật đáng báo động. Thậm chí ta còn không tin được chính giác quan của mình?! Chắc chắn, bạn có thể nghĩ theo hướng đó. Hoặc là, bạn có thể nghĩ rằng: vì các giác quan thường có sự sai lệch, vì cảm xúc thường bị kích thích quá đà, vì những tiên đoán thường lạc quan thái quá, vậy nên, ta không nên kết luận quá nhanh về bất cứ thứ gì. Mọi hành động, ta đều có thể đợi thêm một nhịp, để ý thức rõ ràng hơn về mọi thứ đang diễn ra – qua đó ta có thể đưa ra quyết định đúng đắn.

    *Oiêsis (ottaἴησις): tự phụ, tự lừa dối, ảo tưởng, ý kiến kiêu ngạo hoặc ý niệm.

    ---------------------

    # Góp ý về chất lượng Podcast nếu bạn không hài lòng tại đây

    # Đọc thêm nhiều bài viết về Phát triển bản thân tại đây

    # Tham gia nhóm Phát triển bản thân của mCoaching tại đây

    # Mời mCoaching team một ly cà phê tại đây

    • 1 min.
    Đừng Bao Giờ Đi Kể Chuyện Của Mình - 06 Tháng Ba - Daily Stoic Việt Nam.

    Đừng Bao Giờ Đi Kể Chuyện Của Mình - 06 Tháng Ba - Daily Stoic Việt Nam.

    Ngày 06 Tháng Ba,

    ĐỪNG BAO GIỜ ĐI KỂ CHUYỆN CỦA MÌNH

    ***

    “Ở nơi công cộng tránh nói chuyện thường xuyên và quá mức về những thành tựu và những mối nguy hiểm của bạn, cho dù bạn rất thích kể lại những mối nguy hiểm của mình, nhưng nó không hề dễ chịu với người khác khi phải nghe về những vấn đề của bạn”

    - EPICTETUS, ENCHIRIDION, 33.14;

    Nhà triết học hiện đại Nassim Taleb đã cảnh báo về sự “ngụy biện tường thuật” - xu hướng lắp ráp các sự kiện không liên quan đến quá khứ thành các câu chuyện. Những câu chuyện này, mặc dù làm hài lòng người nghe, vốn đã trở nên sai lệch. Chúng dẫn tới một cảm giác gắn kết và chắc chắn chúng không hề có thật

    Nếu điều đó quá làm bạn phấn khích, hãy nhớ Epictetus đã chỉ ra, có một lý do khác để không kể những câu chuyện quá khứ của bạn. Nó nhàm chán, khó chịu, và là sự tự thú. Nó có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái khi làm chủ cuộc trò chuyện và khiến tất cả đều nói về bạn, nhưng bạn nghĩ nó như thế nào đối với những người khác? Bạn có nghĩ rằng mọi người thực sự thích những diễn biến trong ngày hội bóng đá ở trường cấp ba của bạn không? Đây có thực sự là thời điểm dành cho một câu chuyện phóng đại nào đó về khả năng tình dục của bạn không?

    Bạn hãy cố gắng hết sức để không tạo ra những quả bong bóng tưởng tượng này, hãy sống với thực tế. Lắng nghe và kết nối với mọi người nhưng đừng trình bày với họ.

    ---------------------

    # Góp ý về chất lượng Podcast nếu bạn không hài lòng tại đây

    # Đọc thêm nhiều bài viết về Phát triển bản thân tại đây

    # Tham gia nhóm Phát triển bản thân của mCoaching tại đây

    # Mời mCoaching team một ly cà phê tại đây

    • 2 min.
    Cắt Giảm Những Chi Phí Đắt Đỏ - 05 Tháng Ba - Daily Stoic Việt Nam.

    Cắt Giảm Những Chi Phí Đắt Đỏ - 05 Tháng Ba - Daily Stoic Việt Nam.

    Ngày 05 Tháng Ba,

    CẮT GIẢM NHỮNG CHI PHÍ ĐẮT ĐỎ

    ***

    “Vậy nên, liên quan đến những gì chúng ta theo đuổi, những gì khiến chúng ta nỗ lực một cách mạnh mẽ để đạt được, chúng ta thiếu đi sự cân nhắc này, chẳng có gì hữu ích trong số chúng, hoặc hầu hết đều không hữu ích. Một vài trong số đó là vô dụng, trong khi số khác thì không đáng giá đến như vậy. Nhưng chúng ta không hề nhận ra điều này và xem chúng như là miễn phí, khi chúng khiến ta phải trả giá đắt.”

    - SENECA, MORAL LETTERS, 42.6;

    Trong những bức thư của Seneca, đây chắc chắn là 1 bức thư quan trọng nhất và cũng là ít được hiểu nhất. Ông đã đưa ra một quan điểm chưa từng thấy trong một xã hội của những ngôi nhà ngày càng to lớn hơn và sở hữu tài sản nhiều hơn: đó là một chi phí chìm cho tất cả những gì mà chúng ta tích lũy. Và chúng ta nhận ra điều đó càng sớm thì càng tốt.

    Hãy nhớ rằng: ngay cả những gì bạn nhận được miễn phí cũng có một chi phí, nếu chỉ trong những gì bạn phải trả để tích trữ nó trong những nhà kho và trong tâm trí của bạn. Khi bạn đi qua những khối tài sản của bạn ngày hôm nay, hãy tự hỏi: Tôi có cần cái này không? Nó có thừa không? Những thứ này có cái gì giá trị? Nó là chi phí gì của tôi?

    Bạn có thể ngạc nhiên bởi các câu trả lời và bạn đã tự mình ném đi bao nhiêu tiền mà không hề hay biết.

    ---------------------

    # Góp ý về chất lượng Podcast nếu bạn không hài lòng tại đây

    # Đọc thêm nhiều bài viết về Phát triển bản thân tại đây

    # Tham gia nhóm Phát triển bản thân của mCoaching tại đây

    # Mời mCoaching team một ly cà phê tại đây

    • 2 min.
    Nhận Thức Là Sự Tự Do - 04 Tháng Ba - Daily Stoic Việt Nam.

    Nhận Thức Là Sự Tự Do - 04 Tháng Ba - Daily Stoic Việt Nam.

    Ngày 04 Tháng Ba,

    NHẬN THỨC LÀ SỰ TỰ DO

    ***

    “Người sống tự do là người mà sống theo những gì họ muốn, không bị ép buộc, không bị ngăn cản, cũng không bị giới hạn, những người mà sự lựa chọn của họ không bị cản trở, những kẻ khao khát thành công và là những ai không rơi vào những gì khước từ họ. Liệu có ai muốn sống trong sự gian dối – vấp ngã, mắc sai lầm. vô kỷ luật, phàn nàn, trong một lối mòn? Chẳng ai muốn cả. Đây chính là những người đó, những người không sống theo những gì họ muốn, và vì thế mà những người này không được tự do.”

    - EPICTETUS, DISCOURSES, 4.1.1–3a;

    Thật buồn khi cân nhắc đến việc mọi người phải dành bao nhiêu thời gian cho một khóa học về những việc “phải” làm trong 1 ngày - không phải là nhiệm vụ cần thiết như công việc hay gia đình, mà là những nhiệm vụ chúng ta không cần thiết phải chấp nhận ngoài sự hư ảo hay thiếu hiểu biết. Hãy xem xét các hành động mà chúng ta thực hiện để gây ấn tượng với người khác hoặc thời gian chúng ta sẽ dùng để thúc đẩy sự thôi thúc hoặc mong muốn mà chúng ta thậm chí chưa từng tự đặt câu hỏi. Trong một trong những bức thư nổi tiếng của mình, Seneca quan sát những người quyền lực thường xuyên làm nô lệ cho đồng tiền của họ tới mức nào, cho vị trí của họ, cho tình nhân của họ, thậm chí là cả pháp luật ở Rome dành cho những người nô lệ. Ông mỉa mai: “Không có chế độ nô lệ nào đáng xấu hổ hơn, là một người tự áp đặt chính họ”.

    Chúng ta thấy chế độ nô lệ này mọi lúc, một người đồng hành không thể giúp ích gì nhưng phải dọn dẹp mớ hỗn độn do kẻ dị hợm nào đó gây ra, một ông chủ quản lý nhân viên soi kĩ từng tý một và vắt kiệt từng xu. Vô số những vấn đề, sự kiện và các cuộc họp mặt mà chúng ta quá bận rộn để tham gia nhưng dù gì vẫn phải đồng ý một cách miễn cưỡng.

    Hãy tự xem lại những nhiệm vụ còn chưa làm của bạn. Xem có bao nhiêu trong số này là tự áp đặt? Có bao nhiêu trong số chúng là thực sự cần thiết? Bạn có tự do như bạn nghĩ không?

    ---------------------

    # Góp ý về chất lượng Podcast nếu bạn không hài lòng tại đây

    # Đọc thêm nhiều bài viết về Phát triển bản thân tại đây

    # Tham gia nhóm Phát triển bản thân của mCoaching tại đây

    # Mời mCoaching team một ly cà phê tại đây

    • 2 min.

Top-podcasts in Onderwijs

Omdenken Podcast
Berthold Gunster
De Podcast Psycholoog
De Podcast Psycholoog / De Stroom
Wie redt Wilbert (en de rest van de mensheid)?!
NPO Luister / VPRO
HELD IN EIGEN VERHAAL
Iris Enthoven
Leef Je Mooiste Leven Podcast
Michael & Cindy Pilarczyk
PorteRenee
PorteRenee

Suggesties voor jou

HIEU.TV
Hieu Nguyen
Better Version
Better Version
The Present Writer
Chi Nguyen, PhD.
Vì sao thế nhỉ!
Vì sao thế nhỉ!
Kiu Kể Lể
Quân Kiu