23 episodes

#EduCast - Cùng nghe, cùng hiểu, cùng chia sẻ
Tháng 5 này, Edlab Asia cho ra mắt kênh truyền thanh giáo dục - EduCast. Đây là nơi cung cấp kiến thức và bàn luận về những vấn đề thường gặp trong lĩnh vực giáo dục. Chương trình được phát sóng trên Cộng đồng Nhà giáo Đổi mới và hai nền tảng YouTube, Spotify.

EduCast Edlab Asia

    • Education

#EduCast - Cùng nghe, cùng hiểu, cùng chia sẻ
Tháng 5 này, Edlab Asia cho ra mắt kênh truyền thanh giáo dục - EduCast. Đây là nơi cung cấp kiến thức và bàn luận về những vấn đề thường gặp trong lĩnh vực giáo dục. Chương trình được phát sóng trên Cộng đồng Nhà giáo Đổi mới và hai nền tảng YouTube, Spotify.

    EduCast#25: Trẻ học đọc thế nào?

    EduCast#25: Trẻ học đọc thế nào?

    Vì sao việc học đọc dễ với người này, khó với người kia? Đây hẳn là một câu hỏi khó đã tồn tại từ rất lâu. Chúng ta đều biết câu trả lời không chỉ đơn thuần là trí thông minh sẵn có hay sự nhẫn nại kiên trì. Ta cũng đều biết, có nhiều vấn đề ngoài lề khác kìm hãm khả năng của trẻ. Điều kiện kinh tế xã hội từ lâu đã được cho là có liên hệ với khả năng đọc của trẻ. Và, chưa kể đến xuất thân, những em có khả năng giao tiếp không tốt hay gặp khó khăn trong phát âm nói chung dường như sẽ phải chịu không ít vất vả. Nhưng rốt cuộc thì điều gì ẩn giấu dưới những khác biệt đó? Chúng ta đã học cách chuyển các biểu tượng trừu tượng thành các âm thanh có ý nghĩa như thế nào, và tại sao lại có những trẻ làm tốt hơn trẻ khác trong quá trình này?

    • 8 min
    EduCast#24: Điều kỳ diệu của một lớp học ồn ào

    EduCast#24: Điều kỳ diệu của một lớp học ồn ào

    Nhiều giáo viên nói rằng đôi khi việc xây dựng các kết nối và cộng đồng lớp học còn quan trọng hơn việc tuân theo tất cả các quy tắc một cách nghiêm ngặt.  Trong lớp học, việc không phản hồi một cách chắc chắn và nhất quán đối với hành vi không tốt của học sinh có thể đồng nghĩa với việc mất quyền kiểm soát lớp học - và một lớp học yên tĩnh, tập trung thường là một lớp học mang lại hiệu quả cao. 

    Nhưng việc quá chú trọng vào hình thức bề ngoài của việc giữ trật tự có thể kìm hãm sự sáng tạo và đam mê của học sinh. Các giáo viên kỳ cựu nói với chúng tôi rằng, một lớp học luôn yên tĩnh, có thể trông giống như một lớp học thành công, nhưng lại che giấu một vấn đề sâu sắc hơn là sự gắn kết của học sinh - với dáng vẻ chăm chú thực chất đang ngụy trang cho sự không quan tâm hoặc thậm chí là buồn chán.   Trong một bài đăng của chúng tôi trên mạng xã hội về chủ đề thiết lập mối quan hệ gắn kết với học sinh trung học, nhiều giáo viên trên toàn quốc đã chia sẻ trải nghiệm của cá nhân họ về vấn đề này. Và một chủ đề mạnh mẽ nổi lên: các nhà giáo dục đã kể với chúng tôi về những cách thức tinh tế mà ở đó, họ  tạm thời nới lỏng dây cương kỷ luật hoặc tạm ngưng sự tập trung vào học thuật. Với mục tiêu xây dựng mối liên kết sâu sắc và chân thực với học sinh, những giáo viên này nhấn mạnh rằng một số sự lộn xộn và ồn ào - thậm chí là hỗn loạn - đã giúp lớp học gắn kết hơn theo những cách thức không quan sát được.  

    Trong EduCast #24 tuần này, khuyên các giáo viên khác đối mặt với một số điều vốn bị coi là cấm kỵ. “Hãy để các cuộc trò chuyện bên lề diễn ra trong khi học sinh đang làm việc, và cuối cùng chúng sẽ mời bạn tham gia.”  

    ______ 

    EduCast là một chương trình phát thanh phi lợi nhuận, được thực hiện bởi EdLab Asia. Quý thầy cô có thể theo dõi và ủng hộ chương trình bằng cách tham gia Cộng đồng Nhà giáo đổi mới và nhấn ‘Theo dõi’ EduCast tại: 

    ▸ Cộng đồng Nhà giáo Đổi mới: https://bit.ly/3utSpNl

    ▸ Spotify: https://open.spotify.com/show/0muecwIWhjAOlZc1ZB4GyK

    ▸ Apple podcast: https://bit.ly/educast-edlab

    ▸ YouTube: https://bit.ly/educast23 

    #Nhagiaodoimoi #CungHoc #EduCast #EdLabAsia

    • 7 min
    EduCast #23: Xây dựng một cuộc trò chuyện thấu cảm

    EduCast #23: Xây dựng một cuộc trò chuyện thấu cảm

    Trong những khoảng thời gian căng thẳng, không phải lúc nào cũng dễ dàng tìm được những từ thích hợp để nói với học sinh. Dù là bạn đang bực bội, khó chịu hay chỉ đơn giản là bận rộn, sẽ khá khó để gạt những cảm xúc đó sang một bên và dành thời gian lắng nghe mối bận tâm của học sinh. Tuy nhiên, đáp lại học sinh với sự thấu cảm trong những thời gian này là rất quan trọng. Đó chính là một cơ hội cho bạn kết nối với học sinh và xây dựng một cộng đồng lớp học nơi tất cả các học sinh đều cảm thấy an toàn và có thể phát triển. Không có một mẫu câu đúng tuyệt đối khi thể hiện sự thấu cảm. Thông thường, việc thấu cảm sẽ tập trung vào cách lắng nghe và đặt câu hỏi cho người đối diện thay vì chia sẻ quá nhiều từ phía chúng ta. Dưới đây là một số câu để mở đầu một cuộc hội thoại thấu cảm mà bạn có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. ______ 

    EduCast là một chương trình phát thanh phi lợi nhuận, được thực hiện bởi EdLab Asia. 

    Quý thầy cô có thể theo dõi và ủng hộ chương trình bằng cách tham gia Cộng đồng Nhà giáo đổi mới và nhấn ‘Theo dõi’ EduCast tại: 

    ▸ Cộng đồng Nhà giáo Đổi mới: https://bit.ly/3utSpNl

    ▸ Spotify: https://open.spotify.com/show/0muecwIWhjAOlZc1ZB4GyK

    ▸ Apple podcast: https://bit.ly/educast-edlab

    ▸ YouTube: https://bit.ly/educast-15 

    #Nhagiaodoimoi #CungHoc #EduCast #EdLabAsia

    • 5 min
    EduCast #21: Năm phương pháp học tập hiệu quả được khoa học chứng minh

    EduCast #21: Năm phương pháp học tập hiệu quả được khoa học chứng minh

    Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh áp dụng một trong các phương pháp dưới đây để tăng hiệu quả học tập, tránh sa vào những thói quen thiếu hiệu quả.   Nhiều người lầm tưởng vùi đầu hàng giờ học bài chính là phương thức hiệu quả nhất để trở thành hình mẫu học sinh “toàn A” lý tưởng. 

    Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng những học sinh đạt thành tích cao thực tế dành ít thời gian học hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Chúng chỉ học tập hiệu quả hơn mà thôi.   

    Giáo viên có thể giúp học sinh tận dụng tối đa và hiệu quả thời gian học bằng cách chia sẻ với các em 5 phương pháp sau đây. 

    ______ 

    EduCast là một chương trình phát thanh phi lợi nhuận, được thực hiện bởi EdLab Asia. Quý thầy cô có thể theo dõi và ủng hộ chương trình bằng cách tham gia Cộng đồng Nhà giáo đổi mới và nhấn ‘Theo dõi’ EduCast tại: 

    ▸ Cộng đồng Nhà giáo Đổi mới: https://bit.ly/3utSpNl

    ▸ Spotify: https://open.spotify.com/show/0muecwIWhjAOlZc1ZB4GyK

    ▸ Apple podcast: https://bit.ly/educast-edlab

    ▸ YouTube: https://bit.ly/educast-15 

    #Nhagiaodoimoi #CungHoc #EduCast #EdLabAsia

    • 5 min
    EduCast #19: Hỗ trợ giáo viên mới trong năm học hậu Covid

    EduCast #19: Hỗ trợ giáo viên mới trong năm học hậu Covid

    Việc giảng dạy trong thời kỳ đại dịch đã làm cho giáo dục trở nên phức tạp hơn, và khi chúng ta trở lại lớp học, chúng ta có thể mong đợi học sinh tiếp tục sử dụng công nghệ nhiều hơn cho việc học so với trước đại dịch. Mô hình học tập kết hợp, nơi học sinh làm việc trực tiếp với đồng nghiệp, giáo viên và công nghệ trong cùng một tiết học, có thể là một cách hiệu quả để giúp học sinh bắt kịp với việc học bị bỏ lỡ, nhưng những mô hình này có thể quá sức đối với một giáo viên mới vào nghề. 

    Tất cả các giáo viên, và đặc biệt là những người mới vào nghề, sẽ cần thêm sự hỗ trợ và hướng dẫn trong năm học tới. Bất kỳ lời khuyên và đề xuất nào mà các giáo viên giàu kinh nghiệm có thể đưa ra sẽ có lợi cho giáo viên mới và học sinh của họ, cũng như bất kỳ giáo viên mới nào mà họ gặp phải trong những năm tới. 

    ______ Bạn có thể theo dõi chương trình bằng cách tham gia Cộng đồng và nhấn ‘Theo dõi’ EduCast tại: 

    ▸ Cộng đồng Nhà giáo Đổi mới: https://bit.ly/3utSpNl

    ▸ Spotify: https://open.spotify.com/show/0muecwIWhjAOlZc1ZB4GyK

    ▸ Apple podcast: https://bit.ly/educast-edlab

    ▸ YouTube: https://bit.ly/educast-15 

    #Nhagiaodoimoi #CungHoc #EduCast #EdLabAsia

    • 6 min
    EduCast #18: Lớp học cho trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý

    EduCast #18: Lớp học cho trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý

    Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) được xác định bởi sự thiếu khả năng điều chỉnh chức năng kiểm soát. Điều đó có nghĩa là những đứa trẻ này không hề hành động như vậy theo ý của chúng, mà đúng hơn là các em bị mất kiểm soát theo đúng nghĩa đen. Các giáo viên cần hiểu được điều này trước khi bắt đầu lên các chiến lược giảng dạy.  Taylor-Klaus nói: “Nếu chúng ta bắt đầu với giả định rằng những đứa trẻ ADHD sẽ không thể làm được, hoặc chưa thể làm được thì cũng ta có thể nói: ‘OK, học sinh này có thể làm gì bây giờ nhỉ? Bạn nhận thức được rằng điều đó rất khó khăn với các em, bạn đồng cảm với các em và rồi cuối cùng, tìm ra được điều mà những học sinh này có thể làm. Những đứa trẻ này cần một “chiến thắng”. Các em luôn cảm thấy bản thân không thể làm tốt bất cứ điều gì, vì vậy, bạn cần phải đưa ra cho các em một thành công, để các em ấy thấy rằng mình có thể làm được và mọi chuyện đều là khả thi với các em.” 

     ______ 

    Bạn có thể theo dõi chương trình bằng cách tham gia Cộng đồng và nhấn ‘Theo dõi’ EduCast tại: 

    ▸ Cộng đồng Nhà giáo Đổi mới: https://bit.ly/3utSpNl

    ▸ Spotify: https://open.spotify.com/show/0muecwIWhjAOlZc1ZB4GyK

    ▸ Apple podcast: https://bit.ly/educast-edlab

    ▸ YouTube: https://bit.ly/educast-15 

    #Nhagiaodoimoi #CungHoc #EduCast #EdLabAsia

    • 8 min

Top Podcasts In Education

Intelekta
RTVSLO – Prvi
Umetnost Lenarjenja
David Zupančič
The Mel Robbins Podcast
Mel Robbins
The Jordan B. Peterson Podcast
Dr. Jordan B. Peterson
TED Talks Daily
TED
anything goes with emma chamberlain
emma chamberlain