166 episodes

Nói chân thật nhất có thể :)

Đảo Khảo C‪ổ‬ Dương

    • Society & Culture

Nói chân thật nhất có thể :)

    Lớp Vỏ Bọc" Thịnh Vượng: Nhật Bản Đòi Dẫn Dắt Châu Á? | Lịch sử Trung Quốc Tập 71

    Lớp Vỏ Bọc" Thịnh Vượng: Nhật Bản Đòi Dẫn Dắt Châu Á? | Lịch sử Trung Quốc Tập 71

    Vào tháng 9 năm 1931, lấy cái cớ Trung Quốc tấn công một tuyến đường sắc của Nhật Bản gần Mukden. Đây được gọi là sự cố Mukden. Nhưng thật ra những người thực hiện lại chính là người Nhật. Các đơn vị quân đội Nhật Bản đã tấn và chiếm lấy vùng Mãn Châu. Mãn Châu nằm ở đông bắc của Trung Quốc. Các quan chức Nhật Bản tại Tokyo bị chia rẽ vì vấn đề tiếp quản. Những người có quan điểm ôn hoà đã không thể kiểm soát quân đội. Cuối cùng, có nhiều cuộc biểu tình ở khắp nơi trên thế giới chống lại hành động của người Nhật. Sau Hội Nghị Hòa Bình Paris vào năm 1920, Hội Quốc Liên - League of Nations - được thành lập. Đây được cho là  tổ chức quốc tế đầu tiên có nhiệm vụ chủ yếu là duy trì hòa bình thế giới. Họ đã gửi một uỷ ban điều tra để vùng đất Mãn Châu. Uỷ ban đã đưa ra một báo cáo các vụ bắt giữ tại Mãn Châu, Nhật Bản đã rút khỏi Hội Quốc Liên. Trong những năm tiếp theo, Nhật Bản củng cố quyền lực của họ tại Mãn Châu. Sau đó, đổi tên thành Mãn Châu Quốc. Trên danh nghĩa vùng đất này nằm dưới sự cai trị của Hoàng Đế Trung Quốc - Phổ Nghi. Nhưng thật ra lúc bấy giờ Hoàng Đế chịu sự khống chế của Nhật Bản. Nhật đã bắt đầu xâm lược miền Bắc của Trung Quốc. 

    • 5 min
    Liệu Chúng Ta Có Phải Là “Nô Lệ” Của Chương Trình? | Triết Học Tập 36

    Liệu Chúng Ta Có Phải Là “Nô Lệ” Của Chương Trình? | Triết Học Tập 36

    Các nhà hành vi cho rằng những thứ phi vật chất trong tâm trí như tình yêu, hy vọng thật ra là các hành vi quan sát được. Nhưng điều này đã bị bác bỏ, với một ví dụ đơn giản. Hai diễn viên tài năng có thể diễn cảnh yêu nhau đến say đắm mà người khác nhìn vào tưởng họ là người yêu của nhau. Nhưng thật chất không phải vậy. Hay nói một cách khác hành vi có thể làm giả được. Những vị theo chủ nghĩa duy vật không vì vài khó khăn của thuyết hành vi mà từ bỏ. Các nhà duy vật đương đại đã phát triển thuyết hành vi thành một lý thuyết về tâm trí khác gọi là thuyết chức năng - functionalism. Hôm bữa trong kênh cũng có bạn so sánh về con người và máy tính, tập này chúng ta sẽ nói kỹ hơn. Trong thế kỷ thứ 20, các nhà khoa học và các kỹ sư đã có những bước tiến lớn trong việc phát triển máy tính. Máy tính giờ đây có thể tính toán và xử lý các thông tin với một tốc độ khủng khiếp. Khi tôi đưa vào máy tính các dữ liệu đầu vào chẳng hạn là mà một bài toán, thì máy tính sẽ cho tôi các dữ liệu đầu ra như là đáp án của bài toán tôi đã đưa. Nhiều triết gia bắt đầu nghĩ tới việc máy tính có thể cho chúng ta thấy một kiến trúc về tâm trí con người. Thậm chí là một kiến trúc sơ khai thì nó vẫn hữu dụng. Dựa vào mô hình của máy tính, các họ đã điều chỉnh lại thuyết hành vi để tránh va vào những vấn đề trước đó. Thuyết này được gọi là Thuyết Chức Năng. 

    • 11 min
    Chinh Phục Luân Đôn Bằng “Bất Ngờ” (Surprise) trong Âm Nhạc | Nhạc Cổ Điển Tập 16

    Chinh Phục Luân Đôn Bằng “Bất Ngờ” (Surprise) trong Âm Nhạc | Nhạc Cổ Điển Tập 16

    Mozart đã sáng tác bộ biến tấu của mình trên “Twinkle, Twinkle, Little Star” như một tác phẩm độc lập, tự do. Joseph Haydn (1732–1809) là nhà soạn nhạc đầu tiên lấy hình thức chủ đề và biến thể để sử dụng cho một phần trong một bản giao hưởng. Mozart lấy giai điệu "Twinkle, Twinkle, Little Star" để sáng tác một bản nhạc variations riêng, giống như một bài độc lập vậy. Còn Joseph Haydn (1732–1809) thì là người đầu tiên xài kiểu chủ đề và biến tấu để tạo thành một phần trong bản giao hưởng. Chắc chắn Haydn là một kiểu nghệ sĩ thích sự đổi mới. Ông ấy tạo ra bất ngờ, sốc, kiểu chẳng giống ai trong thời kỳ cổ điển. Trong Bản giao hưởng “Surprise" của Haydn, cú sốc được tạo ra bởi một hợp âm fortissimo. Một giai điệu chủ đề đang vốn êm đềm, đột nhiên xuất hiện một hợp âm cực mạnh. Tại buổi ra mắt Bản giao hưởng số 94 của Hayden, tại Luân Đôn năm 1792, khán giả đã nhiệt tình tán dương phần thứ hai trong bản giao hưởng và yêu cầu lập tức biểu diễn lại. Kể từ đó, một phần giai điệu tạo sự bất ngờ, surprising movement, đã trở thành điểm thu hút của Haydn. 

    • 4 min
    Nơi Giam Cầm Hay Khát Vọng Tự Do? | Lịch sử Trung Quốc Tập 70

    Nơi Giam Cầm Hay Khát Vọng Tự Do? | Lịch sử Trung Quốc Tập 70

    Nhà búp bê là một vở kịch nhà viết kịch Na Uy Henrik Ibsen năm 1879. Trong đó, Nora Helmer thông báo với chồng là Torvald rằng: “tôi sẽ không chịu đựng anh kiểm soát cuộc đời của tôi nữa. Tôi sẽ rời khỏi nhà và sống cuộc đời mới.”. Torvald đã phẫn nộ về rao giảng với vợ mình về nghĩa vụ thiêng liêng của một người phụ nữ là làm vợ và làm mẹ. Tuy nhiên, Nora đã trả lời lại cô cũng có những nghĩa vụ khác và chúng cũng thiêng liêng không kém. Cô nói rằng “Tôi hết chịu nổi cái cảnh tối ngày đi làm hài lòng người khác rồi. Tôi phải tự mình chịu mọi suy nghĩ tiêu cực, mà còn phải nghĩ cho người khác nữa chứ” 

    • 5 min
    Con Người Có Che Dấu Được Cảm Xúc? | Triết Học Tập 35

    Con Người Có Che Dấu Được Cảm Xúc? | Triết Học Tập 35

    Triết gia Gilbert Ryle người theo chủ nghĩa hành vi từng viết: “Để nói rằng một người biết tiếng Pháp, khi gọi người đó bằng tiếng Pháp hoặc khi cho người đó đọc một tờ báo viết bằng tiếng Pháp thì người này sẽ biết cách phản ứng như là một người biết tiếng Pháp. ”Để tôi lấy một ví dụ: bạn dắt hai người bạn về nhà. Một người đã từng tới nhà của bạn. Cho nên khi họ muốn đi toilet thì họ sẽ hướng về toilet ngay. Còn người kia chưa từng đến nhà của bạn nên khi muốn đi toilet họ sẽ lóng ngóng và có thể hỏi bạn toilet nằm ở đâu. Khác nhau giữa một người biết một cái gì đó hoặc không biết nằm ở cách họ phản ứng hoặc là hành động của họ. 

    • 10 min
    Giai Điệu "Lột Xác" Dưới Bàn Tay "Diệu Kỳ" Của Mozart | Nhạc Cổ Điển Tập 15

    Giai Điệu "Lột Xác" Dưới Bàn Tay "Diệu Kỳ" Của Mozart | Nhạc Cổ Điển Tập 15

    Xưa kia, trong thời cổ điển, các nhà soạn nhạc hoặc tay đánh Piano thường chơi nhạc ngẫu hứng. Bất thình lình trong buổi biểu diễn, họ biến tấu một giai điệu từ quen thuộc trở thành mới mẻ. Nhà soạn nhạc có thể chọn một giai điệu quen thuộc rồi chơi ngẫu hứng, thậm chí còn do khán giả “gọi món" luôn. Về khoản này, Mozart là đỉnh cao. Vào đầu những năm 1780s, Mozart đã viết cả một bộ biến tấu dựa trên bài hát dân gian của Pháp “Ah, vous dirai-je, Maman”. Bạn đoán xem? Chính là giai điệu của “Twinkle, Twinkle, Little Star” sau này. Với những giai điệu quen thuộc, nên người nghe có thể dễ dàng dõi theo bản nhạc, ngay cả khi nó đã được trang trí thêm so với bản gốc và được thay đổi qua 12 biến thể. 

    • 3 min

Top Podcasts In Society & Culture

This American Life
This American Life
Stuff You Should Know
iHeartPodcasts
Shawn Ryan Show
Shawn Ryan | Cumulus Podcast Network
The Ezra Klein Show
New York Times Opinion
Animal
The New York Times
Freakonomics Radio
Freakonomics Radio + Stitcher

You Might Also Like