Ủng hộ châu Phi có ghế thường trực ở Hội Đồng Bảo An: Cuộc đấu mới giữa Mỹ và Nga

Tạp chí đặc biệt

Hai tuần lễ trước kỳ họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, ngày 12/09/2024, Mỹ chính thức thông báo ủng hộ châu Phi có hai ghế thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An (HĐBA). Mỹ lần đầu tiên cáo buộc Trung Quốc trực tiếp hỗ trợ Nga trong cuộc chiến xâm lược Ukraina để đổi lấy công nghệ vũ khí tối tân. 

Chính quyền Nga tỏ ra thờ ơ với cuộc tranh luận đầu tiên và duy nhất giữa hai ứng cử viên tổng thống Mỹ. Kỳ Thế Vận Hội dành cho người khuyết tật Paris 2024 khép lại với lễ bế mạc để lại nhiều ấn tượng ngay sau khi Pháp có thủ tướng mới gần hai tháng sau bầu cử Quốc Hội trước kỳ hạn. Trên đây là các chủ đề chính của Tạp chí Thế giới Đó đây tuần này.

***

Từ hàng chục năm nay cải tổ Hội Đồng Bảo An luôn được coi là húy kỵ, bất chấp việc định chế đầy quyền lực có sứ mạng duy trì hòa bình, được lập ra sau Thế chiến Hai, ngày càng bị chỉ trích là không còn đủ năng lực thực thi sứ mạng này. Những tháng gần đây, vấn đề cải tổ lại được đặt ra khẩn thiết. Theo giới quan sát, hơn một nửa quyết định của Hội Đồng Bảo An liên quan đến các vấn đề an ninh của châu Phi, và hơn một phần ba cuộc họp của Hội Đồng, trong năm 2023, liên quan đến lục địa một tỷ rưỡi dân, nhưng mới chỉ có ba ghế không thường trực.

  • Đọc thêm : Liên Hiệp Quốc 75 tuổi và sự bất khả cải tổ Hội Đồng Bảo An

Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten cho biết cụ thể:

‘‘Hiện tại, các nước châu Phi ba ghế không thường trực tại Hội đồng Bảo an, được phân bổ luân phiên, với nhiệm kỳ 2 năm.Tuy nhiên, theo đại sứ Mỹ Linda Thomas-Greenfield, số ghế này là không đủ. Đại sứ Mỹ giải thích: “Vấn đề là những ghế được bầu này không cho phép các nước châu Phi được hưởng lợi đầy đủ từ những hiểu biết và tiếng nói của họ trong hoạt động của Hội đồng. Đây là lý do tại sao mà ngoài việc trao quyền thành viên không thường trực cho các nước châu Phi, Hoa Kỳ cũng ủng hộ việc lập ra hai ghế thường trực cho châu Phi trong Hội đồng Bảo An. Đây là điều mà các đối tác châu Phi đang tìm kiếm và chúng tôi tin làm như thế là đúng.’’

Tuy nhiên, trong hiện tại mong muốn hàn gắn  quan hệ với châu Phi của Washington khó thành hiện thực. Trước hết bởi vì bản thân các nước châu Phi vẫn chưa quyết định xem nước nào có thể làm thành viên thường trực. Đứng đầu trong số các ứng cử viên là Niger và Nam Phi, nhưng cũng có bốn nước khác sẵn sàng.

Tiếp theo đó là câu hỏi nhạy cảm về quyền phủ quyết. Theo kế hoạch của Mỹ, chỉ có 5 thành viên thường trực “lịch sử” (gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh) mới giữ được quyền này. Và cuối cùng, để được thông qua, dự thảo nghị quyết trước tiên phải được Thượng Viện Mỹ phê chuẩn, và sau đó phải được 4 thành viên thường trực còn lại của Hội đồng Bảo an chấp thuận và được hai phần ba Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ủng hộ.’’

Thủ đoạn ''đánh bóng hình ảnh'' của Mỹ ?

Thông báo của Mỹ có thể mang lại một số hy vọng nhưng giới quan sát tỏ ra hoài nghi. Trả lời RFI, chuyên gia về Liên Hiệp Quốc Romuald Sciora, giám đốc Trung tâm quan sát Chính trị và Địa chiến lược Mỹ, nhận định tuyên bố của Washington thiên về ‘‘đánh bóng hình ảnh’’ của Mỹ với châu Phi, và đây là một động thái mới trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng với Nga và Trung Quốc tại châu Phi. Afrika.new, trang mạng Pháp ngữ hàng đầu về chính trị châu Phi, cũng dẫn lời ông Sciora, nhấn mạnh đề xuất này là công cụ tranh đấu địa – chính trị ‘‘hơn là quyết tâm thay đổi thực sự cơ chế của Liên Hiệp Quốc’’.

Tuyên truyền đả kích phương Tây ‘‘thống trị thế giới’’ của Nga…

Không chỉ Mỹ mà Nga cũng chủ trương để Ấn Độ, Brazil, đại diện của khối Ả Rập và châu Phi có tư cách ‘‘thành viên thường trực đầy đủ’’ tại Hội Đồng Bảo An, theo tư tưởng gia Nga Serguei Karaganov, lãnh đạo Hội đồng về Chính sách Đối ngoại và Quốc phòng Nga, thường được coi là kiến trúc sư hàng đầu của chính sách đối ngoại Nga. Về việc để châu Phi có ghế thành viên thường trực, Trung Quốc tỏ ra kín tiếng. Riêng về châu Á, Bắc Kinh không muốn có thêm thành viên thường trực nào ngoài Trung Quốc.

Theo điện Kremlin, Hội đồng Bảo an là điển hình cho sự thống trị của phương Tây, với việc ba trong số năm thành viên thường trực là nước phương Tây. Cuộc đấu giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Nga với các nước châu Phi nói riêng và ‘‘các nước phương Nam’’ nói chung đang ngày càng trở nên quyết liệt hơn kể từ khi Nga xâm lăng Ukraina (‘‘các nước phương Nam / South Global’’ là tên gọi để chỉ các nước nằm ngoài khối phương Tây và các đồng minh của phương Tây).   

  • Đọc thêm : Địa chính trị - Thế giới 2024 trong nhãn quan của Matxcơva

… và sáng kiến của Pháp giúp HĐBA tăng cường năng lực bảo vệ hòa bình 

Trên thực tế, cho dù đa số các nước phương Nam không tham gia các trừng phạt của phương Tây chống điện Kremlin, đa số các nước phương Nam đã bỏ phiếu lên án Nga xâm lược Ukraina trong tất cả các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Trái ngược với luận điệu tuyên truyền của Matxcơva, Pháp – nước phương Tây thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An – đang nỗ lực vận động không chỉ cho việc mở rộng ghế thành viên thường trực cho các nước ngoài phương Tây, mà còn chủ trương giới hạn chặt quyền phủ quyết của các thành viên thường trực để sao cho các nghị quyết của Hội Đồng ngăn ngừa các cuộc chiến tranh, thảm sát, không bị lá phiếu của một nước duy nhất chặn đứng.

  • Đọc thêm : Cải cách Hội Đồng Bảo An: 5 thành viên thường trực phải giải trình vì sao phủ quyết

Sáng kiến do Pháp và Mêhicô  đồng chủ trì hiện nhận được sự ủng hộ của hơn 100 thành viên Liên Hiệp Quốc. Theo chính quyền Pháp, sáng kiến cải tổ này cần phải được cấp tốc thực thi ngay trong dịp Đại Hội Đồng tháng 9/2024, để Hội Đồng Bảo An thực hiện được ‘‘trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế’’, theo đúng Hiến chương Liên Hiệp Quốc. 

Mỹ lần đầu tiên tố cáo Trung Quốc hỗ trợ Nga vũ khí chống Ukraina

Hôm 10/09 vừa qua, thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ Kurt Campbell khẳng định Bắc Kinh đang cung cấp cho Matxcơva ‘‘các hỗ trợ rất lớn’’’ để tăng cường cỗ máy chiến tranh, và đổi lại Nga chuyển giao cho Trung Quốc nhiều công nghệ quân sự về tàu ngầm và tên lửa, vốn được kiểm soát chặt chẽ. Theo trang mạng Politico.com, với tuyên bố nói trên, Washington đã nâng mức độ chỉ trích nhắm vào Trung Quốc.

Trước phát biểu của thứ trưởng Kurt Campbell, Hoa Kỳ thường chỉ tập trung lên án việc Bắc Kinh cung cấp cho Matxcơva ‘’các mặt hàng lưỡng dụng’’, có thể được dùng cho quân sự. Phát biểu được thứ trưởng Kurt Campbell đưa ra với báo giới sau cuộc họp với các đối tác Liên Hiệp Châu Âu và NATO tại Bruxelles. Thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ nhấn mạnh vấn đề này hoàn toàn không liên quan đến các mặt hàng lưỡng dụng, và cho biết thêm : ‘‘Chúng tôi đang chứng kiến ​​những nỗ lực ở cấp cao nhất của chính phủ hai nước nhằm cố gắng che giấu hợp tác đáng lo ngại này…’’.

Theo ông Campbell, các công ngh

To listen to explicit episodes, sign in.

Stay up to date with this show

Sign in or sign up to follow shows, save episodes, and get the latest updates.

Select a country or region

Africa, Middle East, and India

Asia Pacific

Europe

Latin America and the Caribbean

The United States and Canada