Công nghệ trí tuệ nhân tạo phục vụ người mù và khiếm thị

Tạp chí xã hội

Tại cuộc triển lãm công nghệ Vivatech ở Paris cuối tháng 5/2024, bao trùm lên hết là trí tuệ nhân tạo ( Artificial intelligence - AI ), với vô số các ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trí tuệ nhân tạo được sử dụng ngày càng nhiều trong việc cải thiện cuộc sống của những người tàn tật, trong đó có người mù và khiếm thị. 

Nhờ những tiến bộ của trí tuệ nhân tạo (AI), các công nghệ hỗ trợ bằng giọng nói giờ đây trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết, giúp người mù và người khiếm thị vượt qua những trở ngại đang hạn chế họ. 

Chẳng hạn như công ty Israel Orcam, được thành lập năm 2010, đã phát triển một loại camera mang trên Orcam MyEye, với giá khoảng hơn 2.000 euro, gắn trên mắt kính, với ứng dụng trí tuệ nhân tạo để giúp cho người mù và người khiếm thị hiểu được các văn bản và xác định được các vật thể nhờ giọng nói mô tả những gì mà họ không nhìn thấy được.

Tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng CES ở Las Vegas, Hoa Kỳ, đầu năm nay, công ty khởi nghiệp Lumen của Rumani đã giới thiệu một loại mắt kính có thể thay thế chó dẫn đường. Công nghệ này sử dụng các cảm biến, tai nghe để hướng dẫn người mù, người khiếm thị. Khi phát hiện một  thứ gì đó đang chặn đường, tai nghe sẽ rung ở bên phải hoặc bên trái để hướng dẫn đổi hướng. Có 6 camera và sử dụng trí tuệ nhân tạo, loại mắt kính này coi như mô phỏng các đặc điểm chính của chó dẫn đường.

Bên cạnh đó còn có những trợ lý giọng nói, chẳng hạn như Siri, Google Assistant và Amazon Alexa, có thể đáp lại các lệnh thoại, cung cấp thông tin theo thời gian thực và thậm chí thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Do đó, đối với người khiếm thị và mù, những trợ lý giọng nói này trở thành người bạn đồng hành kỹ thuật số cho phép họ truy cập thông tin. 

Trong việc hỗ trợ người mù và người khiếm thị, người ta cũng sử dụng ngày càng nhiều những chatbots, tức là những chương trình trí tuệ nhân tạo được thiết kế nhằm mô phỏng lại các cuộc trò chuyện với người dùng thông qua nền tảng internet. Các chatbot đó được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu của người khiếm thị và người mù. Các chatbot này sử dụng giao diện giọng nói và văn bản để cho phép giao tiếp liền mạch. Họ có thể hiểu và trả lời các câu hỏi, đưa ra lời khuyên, hỗ trợ. Sử dụng trí thông minh đàm thoại, các chatbot được điều chỉnh này được cá nhân hóa và dễ tiếp cận cho những người khiếm thị và người mù.

Chính là theo chiều hướng này mà một ê kíp ở vùng Paris đã phát triển một loại điện thoại với ứng dụng chatbot dành riêng  cho người mù và người khiếm thị. Điện thoại hiện được bán với giá khoảng gần 385 euro, cộng thêm tiền thuê bao mỗi tháng 12 euro.

Nói chung, trí thông minh nhân tạo với chức năng đàm thoại đang cách mạng hóa khả năng tiếp cận cho người khiếm thị và người mù. Nhờ công nghệ hỗ trợ giọng nói, họ trở nên độc lập hơn và hòa nhập xã hội tốt hơn.

Nhưng những sáng chế về trí thông minh nhân tạo hỗ trợ cho người mù và người khiếm thị không chỉ dừng ở đó. Có mặt tại triển lãm VivaTech cuối tháng 5/2024

Pour écouter des épisodes au contenu explicite, connectez‑vous.

Recevez les dernières actualités sur cette émission

Connectez‑vous ou inscrivez‑vous pour suivre des émissions, enregistrer des épisodes et recevoir les dernières actualités.

Choisissez un pays ou une région

Afrique, Moyen‑Orient et Inde

Asie‑Pacifique

Europe

Amérique latine et Caraïbes

États‑Unis et Canada