Ngày 20/01/2025, hình ảnh những « ông trùm » – những tỷ phú Elon Musk, Mark Zuckerberg, Jeff Bezos cùng các đồng nghiệp – ngồi hàng ghế đầu tại lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây ấn tượng mạnh. Sự kiện cho thấy quyền lực của những người cực kỳ giầu có ở Mỹ, đặc biệt là các nhà tài phiệt của Thung lũng Silicon.
Vì sao Trump có được sự ủng hộ từ nhiều nhà tỷ phú công nghệ Mỹ? Liệu mối liên kết Trump và tổ hợp "công nghệ - công nghiệp" có thực sự đe dọa nền dân chủ Mỹ?
Trước đó vài ngày, hôm 16/01/2025, tổng thống mãn nhiệm Joe Biden, trong bài phát biểu chia tay với toàn dân, đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về sự hình thành một « chế độ tài phiệt » từ điều mà ông gọi là « một tổ hợp công nghệ – công nghiệp », có thể gây ra « mối nguy hiểm thực sự cho đất nước ».
Tuyên bố này của ông Biden gợi nhắc bài phát biểu chia tay của tổng thống Mỹ Eisenhower năm 1961, cũng cảnh báo người dân Mỹ trước mối nguy hiểm về một « tổ hợp công nghiệp – quân sự », mạnh đến mức có thể gây nguy hiểm cho những nền tảng của nền dân chủ Mỹ.
Nhưng lịch sử Mỹ cũng từng chứng minh mối quan hệ giữa quyền lực và những người giầu có là một câu chuyện muôn thuở. Giới siêu giầu ở Mỹ luôn có tầm ảnh hưởng trên chính trường kể từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Nay chính trị Mỹ đang bước vào một kỷ nguyên mới với sự xuất hiện của một tầng lớp siêu giầu mới : Những nhà tài phiệt công nghệ của Thung lũng Silicon, giầu có hơn và nhiều quyền lực hơn bao giờ hết.
Peter Thiel : « Nhà tiên tri »
Tuy nhiên, Gilles Babinet, phó chủ tịch Hội đồng Kỹ thuật số, cố vấn Viện Montaigne về các vấn đề Kỹ thuật số, cho rằng điều đáng lo là, trong « tổ hợp công nghệ - công nghiệp » đó, có những người đã thay đổi lập trường chính trị ngay sau cuộc bầu cử muốn can dự nhiều hơn vào nền chính trị đất nước.
Trên đài France Inter, Gilles Babinet phân tích : « Họ tin rằng về cơ bản, cấu trúc chính trị của họ, chủ yếu được quyết định bởi các lợi ích kinh tế là cực kỳ linh hoạt, và vài người trong số họ, với niềm tin sâu sắc, cho rằng một hình thức tinh hoa phải được tạo ra, phần lớn do những người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ lãnh đạo và trong số này, Peter Thiel thực sự là một biểu tượng ».
Theo quan điểm của nhà báo Thomas Snégaroff, có lẽ đây chính là nhà tài phiệt mà Joe Biden muốn nhắm đến,được mô tả như là một « nhà tiên tri », một nhà trí thức duy nhất, nguy hiểm nhất và có lẽ là quyền lực nhất.
Thomas Snégaroff, cũng là nhà sử học, giải thích : « Năm 2009, trong một tập sách nói về giáo dục theo chủ nghĩa tự do cá nhân, ông ấy từng tuyên bố : Tôi không còn tin rằng tự do và dân chủ là tương thích ». Nếu như năm 2009, phát biểu này có vẻ bất thường, thì ngày nay, chúng có vẻ ngày càng đáng tin hơn, điều này nuôi dưỡng giả thuyết của Joe Biden, giả thuyết về ngày tận thế. » (France Inter ngày 30/01/2025)
Mang tư tưởng chủ nghĩa tự do cá nhân (Libertarien), Peter Thiel được cho là « nhà tiên tri » bởi vì ông là người đầu tiên thấy Donald Trump là người vén lộ những gì là nước Mỹ thực sự. Tháng Giêng năm 2025, trên Financial Times, ông viết : « Năm 2016, tổng thống Barack Obama từng phát biểu vào thời điểm đó rằng thắng lợi của Donald Trump không hẳn là "ngày tận thế". Tất nhiên là ông ấy đúng. Nhưng nếu chúng ta xem xét nghĩa gốc của từ "apokálypsis" trong tiếng Hy Lạp, - có nghĩa là "sự tiết lộ" – thì Obama có lẽ sẽ không thể đưa ra lời bảo đảm như thế vào năm 2025 ».
Sinh ra tại Đức, nhưng giống như Elon Musk, Peter Thiel lớn lên tại Nam Phi trong suốt thời kỳ chủ nghĩa Apartheid. Ông là hiện thân cho một luồng di dân đánh dấu cho sự tìm kiếm tự do. Là một luật sư, nhưng Peter lại là một nhà đầu tư có ảnh hưởng. Ông là một trong số những người sáng lập Paypal, hệ thống chi trả qua mạng.
Peter Thiel cũng là một trong số những người đầu tư vào Facebook, và đổ tiền vào SpaceX của Elon Musk, trở nên giầu có nhờ vào tài « đánh hơi » của mình. Và ông cũng là nhà tài phiệt công nghệ đầu tiên ủng hộ Donald Trump ngay từ năm 2016, theo như giải thích từ nhà báo Philippe Corbé, phóng viên thường trú của France Inter tại Mỹ :
« Ông là người đầu tiên trong số những nhà tài phiệt, nhưng không phải là người giàu nhất. Ông ấy thực sự rất giàu, vẫn kém xa Musk, Bezos, Zuckerberg, nhưng ông ấy là người đầu tiên ủng hộ Trump. Và khi ông ấy nói về việc vén bức màn che lên, đó là vì ông ấy đã nói trong nhiều năm rằng những gì Trump đại diện trong xã hội Mỹ, trong chính trị, mà còn trong tinh thần của nước Mỹ ngày nay, đó không chỉ là một tai nạn bầu cử, không chỉ là một kẻ lắm mồm, mà là người có phương pháp khác biệt với những người khác.
Về cơ bản, người vén bức màn ở đây theo nghĩa là người đã tiết lộ bản chất thực sự của nước Mỹ. Và nước Mỹ, theo quan điểm của Peter Thiel, không giống như giới tinh hoa mô tả về Thung lũng Silicon, nơi ông đã sống trong một thời gian dài, về Hollywood, nơi ông hiện đang sống, về Phố Wall hay về Washington. Đó có lẽ là một nước Mỹ còn tàn bạo hơn, dựa nhiều hơn vào sự cân bằng quyền lực, luật của kẻ mạnh hơn, và cũng là nước Mỹ ít đúng đắn hơn về chính trị ».
Donald Trump : Người vén màn sự thật
Tầm nhìn của Thiel là bảo vệ tự do cá nhân, kể cả về giới tính, ở đó, « tự do, tự do cực độ, vượt lên trên cả những cân nhắc về đạo đức hay thể chế ». Ông không ngần ngại công khai về xu hướng đồng tính của mình ngay tại kỳ đại hội đảng Cộng Hòa năm 2016. Cũng trong kỳ đại hội này, Peter Thiel từng bị xem là « điên rồ » khi là người đầu tiên công khai ủng hộ Donald Trump là ứng viên tranh cử tổng thống.
Trên diễn đàn năm đó, Thiel giới thiệu Trump như là người tiết lộ « một phần bị che giấu của nước Mỹ », lên án một « thế lực ngầm » tìm cách giấu giếm sự thật, khi lấy lại khẩu hiệu nổi tiếng : « Sự thật ở nơi khác ». Nghĩa là « có một sự thật mà người ta đang che giấu. Nhà nước Liên bang ở đó, các cơ quan của nhà nước như FBI, CIA hay nhiều cơ quan khác được giao trách nhiệm thao túng quý vị, để ngăn cản quý vị phát hiện ra sự thật. Điều đó cho thấy rõ những gì nằm sâu trong tâm trí người Mỹ, và trong sâu thẳm, đó là một dạng ngờ vực đối với nhà nước liên bang, vốn bị xem như là một quyền lực cản trở tự do cá nhân », theo như giải thích từ nhà báo Philippe Corbé.
Cũng theo vị phóng viên thường trực của France Inter tại Mỹ, điều đáng chú ý là hiện có một luồng tư tưởng đang được phe chủ trương tự do cá nhân mà Thiel và Musk hiện thân, cho lan truyền trong cánh hữu Mỹ : Nước Mỹ có lẽ không nên là một nước dân chủ, rằng Mỹ nên là một nền Cộng hòa:
« Theo những gì họ nói, nền dân chủ theo nghĩa cuộc chiến cho các giá trị dân chủ, cuộc chiến vì nhân quyền, cuộc chiến cho quyền các nhóm thiểu số, cuộc chiến cho nữ quyền, tất cả những cuộc chiến đó về cơ bản chỉ làm tổn hại đến những gì tạo ra tính hiệu quả, những gì mang lại sự vĩ đại, hay có thể mang đến sự vĩ đại cho nước Mỹ và sự tự do.
Ý tưởng nêu ra là những giá trị dân chủ này giống như những hành lý nặng nề cản trở chúng ta chạy nhanh hơn. Họ không nói là muốn có một nền độc tài, họ cũng không nói là cần phải xét lại các giá trị dân chủ đó, nhưng họ bảo rằng "hãy cẩn thận chớ để sự tôn trọng hay b
Information
- Show
- Channel
- FrequencyUpdated Weekly
- PublishedFebruary 6, 2025 at 6:31 PM UTC
- Length12 min
- RatingClean