Teheran và Washington cùng theo đuổi một giấc mơ : tránh được một cuộc khủng hoảng dầu hỏa. Trong một tuần lễ, giá dầu trên thế giới tăng thêm 9 % trước nguy cơ Trung Đông bị đẩy vào chiến tranh. Trước mắt Teheran không dám chận eo biển Ormuz nơi 30 % dầu khí Trung Đông đi qua. Washington thừa biết trước bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, Israel tấn công nhà máy dầu của Iran làm tiêu tan mọi hy vọng đắc cử của Kamala Harris, ứng viên đảng Dân Chủ.
Iran là một trong ba giếng dầu lớn nhất trên thế giới và cho dù từ 2018 dầu hỏa Iran bị Hoa Kỳ mạnh tay trừng phạt, năm 2023 mỗi ngày Teheran vẫn sản xuất hơn 3 triệu thùng dầu, (chiếm 3 % sản lượng của thế giới). Một nửa trong số đó là để phục vụ thị trường nội địa, với 86 triệu dân. Nửa còn lại là để xuất khẩu. Trung Quốc là khách hàng lớn nhất mua dầu hỏa của Iran.
Sự kiện Teheran bắn 200 tên lửa sang lãnh thổ Israel trong đêm 01/10/2024 bắt buộc Nhà Nước Do Thái phải trả đũa với khả năng các cơ sở dầu hỏa của Iran có thể là mục tiêu tấn công, bởi dầu khí chiếm 41 % kim ngạch xuất khẩu của Cộng Hòa Hồi Giáo Iran. Dù vậy kịch bản hai nước thù nghịch trong khu vực là Iran và Israel lao vào một cuộc chiến đã không làm dấy lên một cơn « sốt dầu hỏa » trong những ngày tiếp theo đó.
Mỹ muốn tránh « một cơn sốt dầu »
Phải đợi đến khi từ Washington tổng thống Biden cho biết « đang thảo luận về khả năng Israel đánh vào các nhà máy dầu » của Iran, giá dầu mới tăng thêm 7 % trong phiên giao dịch hôm 03/10/2024. Chưa đầy 24 giờ sau, chủ nhân Nhà Trắng cải chính rằng để trả đũa Iran, « Israel có nhiều phương án khác ngoài việc nhắm vào các cơ sở năng lượng » của đối phương. Trong phiên giao dịch ngày 07/10/2024 giá dầu trên thế giới vượt ngưỡng 80 đô la một thùng -thấp hơn 130 đô la/thùng khi Nga đánh Ukraina hồi tháng 2/2022.
Giới trong ngành nói đến hiện tượng « thị trường dầu hỏa thế giới thêm căng » nhưng đồng loạt cho rằng trong hoàn cảnh hiện tại, không thể coi đây là một cuộc khủng hoảng dầu lửa như kịch bản từng xảy ra hồi thập niên 1970.
Giám đốc tạp chí đầu tư Investir của Pháp, François Monnier trên đài phát thanh tư nhân Radio Classique giải thích :
« Giá dầu hỏa đã được nhân lên gấp 4 lần khi nổ ra chiến tranh Kippour (năm 1973). Dưới tác động cuộc Cách Mạng Hồi Giáo Iran năm 1979 giá dầu nhân lên gấp đôi. Hiện tại dầu hỏa được cho là vẫn ổn định cho dù có tăng thêm 7 % trong tuần qua. Nhiều lý do giải thích khách biệt so với hồi thập niên 1970 : một là giới trong ngành không tin rằng thế giới rơi vào cảnh khan hiếm dầu. Bản thân Ả Rập Xê Út chủ trương giảm bớt lượng sản xuất vì không tin rằng chiến tranh leo thang tại Trung Đông. Hai là ngay cả trong trường hợp tình hình ở Trung Đông có xấu đi thì đừng quên rằng thế giới có thể trông cậy vào dầu đá phiến của Mỹ. Trong một chục năm, thị phần dầu hỏa của Hoa Kỳ trên thế giới đang từ 10 % tăng vọt lên thành 20 %. Dầu hỏa của Mỹ giảm thiểu vai trò và ảnh hưởng của khối OPEC. Sau cùng kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn tăng
信息
- 节目
- 频道
- 频率一周一更
- 发布时间2024年10月8日 UTC 13:39
- 长度10 分钟
- 分级儿童适宜