Trong những ngày giữa tháng 2/2025, thế giới bất ngờ với hàng loạt hành động của tân tổng thống Mỹ Donald Trump. Ngày 12/02, Trump điện đàm với tổng thống Nga Vladimir Putin. Ít ngày sau Mỹ và Nga tổ chức họp cấp cao để tái lập quan hệ, mở ra viễn cảnh chấm dứt giai đoạn đối đầu ba năm giữa Washington với Matxcơva kể từ khi Nga mở màn cuộc xâm lăng Ukraina.
Cho dù không phải là chấm dứt được chiến tranh Ukraina « trong vòng 24 giờ » sau khi nhậm chức như các tuyên bố rầm rộ trước đó, hành động của Donald Trump rõ ràng cho thấy tổng thống thứ 47 của nước Mỹ muốn khép lại mau lẹ cuộc chiến Nga – Ukraina. Sớm chấm dứt chiến tranh Ukraina bằng mọi giá, để có thể tập trung đối đầu với Trung Quốc, phải chăng là mục tiêu chính của Donald Trump ?
« Ác mộng Munich » của châu Âu …
Trump gây sốc với « các đồng minh » châu Âu và Ukraina khi để ngỏ khả năng đàm phán riêng rẽ với Putin trong việc chấm dứt chiến tranh Nga – Ukraina, và tỏ ra sẵn sàng có nhiều nhân nhượng với Matxcơva « trên lưng » Kiev. Diễn đàn an ninh quốc tế Munich tại Đức, được tổ chức hàng năm từ 1963, vốn thường là dịp để các đồng minh, đối tác phương Tây siết chặt quan hệ, đã trở thành một « cơn ác mộng » với châu Âu - diễn đạt của chủ tịch Hội nghị An ninh Munich, Christoph Heusgen -, phơi bày trước toàn thế giới thái độ thù địch của tân chính quyền Mỹ với Liên Âu.
Ấn tượng để lại đối với đông đảo chính giới và công luận châu Âu là tân tổng thống Mỹ sẵn sàng thay bạn đổi thù, coi chế độ Putin – thủ phạm của cuộc chiến xâm lăng như « đồng minh ». Trong một phát biểu hôm 19/02, Trump thậm chí còn đổi trắng thay đen, khẳng định Ukraina mới là kẻ châm ngòi cho chiến tranh, và tổng thống Volodymyr Zelensky là « kẻ độc tài », hoàn toàn không được người Ukraina ủng hộ.
… và nỗ lực của Trump tái lập « thế lưỡng cực đại cường thời Chiến tranh Lạnh » với Nga
Chuyên gia về quan hệ quốc tế kỳ cựu người Pháp Bertrand Badie, giáo sư danh dự Đại học Sciences Po, Paris, nói đến việc Trump và Putin muốn nối lại với cách hành xử của hai đại cường thời Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ và Liên Xô từng chia vùng ảnh hưởng, cùng đưa ra các tiếng nói quyết định trong việc xử lý các xung đột lớn của thế giới. Trả lời đài Arte, Bertrand Badie nhận định :
« Điều đầu tiên mà chúng ta có thể thấy là hoài niệm về một thế giới lưỡng cực thời Chiến tranh Lạnh, khi tổng thống Mỹ Nixon và lãnh đạo Liên Xô Brejnev điện thoại cho nhau để bàn chuyển giải quyết các vấn đề của thế giới trên đầu các nước, từ thế giới Ả Rập, Israel đến châu Âu, châu Phi… Đấy là một thời tuyệt vời ! Trump nghĩ rằng Putin cũng nghĩ tương tự. Điều này rõ ràng là một kịch bản đen tối với thế giới, khi 191 quốc gia còn lại rút ra khỏi sân khấu chính trị quốc tế ».
Theo giáo sư Bertrand Badie, mong ước nối lại quan hệ kiểu hai đại cường Chiến tranh Lạnh, đây thực ra chỉ là « hoài niệm » và giờ đây Mỹ không còn là siêu cường duy nhất thống trị thế giới như hai thập niên đầu tiên kể từ khi khối Liên Xô tan rã. Trump và các cộng sự cầm quyền tại Washington ắt hẳn cũng không ngây thơ tin vào điều này.
Dè chừng Trung Quốc, đối thủ số một
Giới quan sát ghi nhận, trong những tuần vừa qua, kể từ khi nhậm chức, Trump tung ra hàng loạt đe dọa dữ dội về tăng mạnh thuế nhập khẩu, về chiếm đoạt chủ quyền lãnh thổ, nhắm vào nhiều « đồng minh » của Washington, như Canada hay Đan Mạch, và « đối tác » của Trung Quốc như Panama. Ông Trump cũng tung đòn tấn công hủy diệt nền móng của thương mại quốc tế, với việc báo tử hệ thống thuế quan đã định hình từ sau Thế Chiến Hai khi tuyên bố sẵn sàng áp « thuế đối ứng », ăn miếng trả miếng với bất cứ quốc gia nào. Trong ngày qua, Nhật Bản hay Ấn Độ đã buộc phải có một số nhân nhượng với tân chủ nhân Nhà Trắng.
Riêng với Trung Quốc, Trump tỏ ra dè dặt. Bắc Kinh đã đáp trả loạt tăng thuế 10% với 450 tỉ đô la hàng Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ với một số biện pháp tăng thuế khác ở quy mô hẹp. Dè dặt với Bắc Kinh, với Washington, Trung Quốc mới thực sự là đối thủ hàng đầu chứ hoàn toàn không phải Nga.
Tân bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Pete Hegseth, tại hội nghị Munich tuần qua, thừa nhận: « Chúng ta cũng phải đối mặt với một đối thủ ngang hàng là chế độ cộng sản Trung Quốc, với năng lực và ý đồ đủ sức đe dọa chính nước Mỹ, và các lợi ích quốc gia cốt lõi của chúng ta ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương ». Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ nói thẳng là « an ninh châu Âu không phải là ưu tiên » của Mỹ, đồng thời nhấn mạnh : « Mỹ đang dồn lực cho mục tiêu răn đe Trung Quốc gây hấn ở Thái Bình Dương ».
Chuyên gia về quan hệ quốc tế Philip Golub, Viện Nghiên cứu châu Âu và Đại học Mỹ ở Paris The American University of Paris, trong một cuộc tọa đàm trên TV5 Monde, nhấn mạnh đến nỗ lực của tổng thống Mỹ nhanh chóng khép lại xung đột Ukraina – Nga, nhằm dồn lực đối phó với Bắc Kinh :
« Cho đến rất gần đây, nước Mỹ vẫn đi theo chiến lược ngăn chặn Nga để bảo đảm an ninh của lục địa châu Âu, theo cách hiểu về an ninh của Washington. Điều vừa diễn ra là hoàn toàn đi theo một hướng khác. Đây là nỗ lực hội nhập Nga, tái hội nhập Nga không chỉ vào nhóm G7, với việc trở lại với G8, mà còn hành động sao cho để Nga và Trung Quốc ít nhiều rời xa nhau. Về quyết sách địa - chiến lược, các nhà hoạch định chính sách Mỹ hiện nay chú trọng đến việc Mỹ rút một cách triệt để khỏi châu Âu về lĩnh vực an ninh, rút khỏi các xung đột lớn ở Trung Đông, để tập trung vào cuộc chơi lớn của thế kỷ 21. Mà theo cách nhìn của họ, đối thủ chính là Trung Quốc ».
Dư luận Trung Quốc: Lo Trump ve vãn Putin để « tách Matxcơva khỏi Bắc Kinh »
Các hoạt động ngoại giao dồn dập của tổng thống Mỹ nhằm nhanh chóng tái lập quan hệ với chế độ Putin và chấm dứt xung đột Ukraina gây lo ngại tại Trung Quốc. Ông Kim Xán Vinh (Jin Canrong), giáo sư về quan hệ quốc tế Đại học Nhân dân (Bắc Kinh), trên WeChat hôm 18/02, nhận định : việc Trump ve vãn Nga « chắc chắn để tập trung vào chúng ta ». Chuyên gia về quan hệ quốc tế Trung Quốc tỏ ra có phần bi quan khi thừa nhận Trump là « tổng thống thân Nga nhất trong lịch sử nước Mỹ » và quan hệ Trung - Nga « trong những năm tới có thể sẽ ít nồng ấm hơn » (tuần san Pháp Courrier International trích dẫn). Cựu tổng biên tập Hoàn Cầu Thời Báo Hồ Tích Tiến (Hu Xijian) cũng nhìn thấy trong các diễn biến này mưu đồ của Mỹ « đưa Nga trở lại với phương Tây ».
Trong một phân tích khác, đăng tải trên mạng WeChat hôm 16/02, cây bút Vương Minh Nguyên (Wang Mingyuan), thường bình luận cho các tờ báo lớn của Trung Quốc, thậm chí cho rằng « trong thâm sâu của văn hóa Nga, phần chống Trung Quốc Quốc vẫn trội hơn phần thân Trung Quốc », việc Matxcơva « hữu nghị với Trung Quốc chỉ là một lựa chọn mang tính thời điểm và trong hoàn cảnh bó buộc », bởi « đa số dân Nga không chấp nhận Trung Quốc là một cường quốc thế giới ».
Theo Liên Hợp Tảo Báo (Lianhe Zaobao), nhật báo tiếng Hoa hàng đầu tại Singapore, việc chính quyền Trump trực tiếp thương lượng với điện Kremlin về Ukraina khiến Matxcơva xa rời Bắc Kinh, cô lập Trung
Информация
- Подкаст
- Канал
- ЧастотаЕженедельно
- Опубликовано20 февраля 2025 г., 14:09 UTC
- Длительность10 мин.
- ОграниченияБез ненормативной лексики