Nga : Nước gây chiến ở Ukraina muốn làm trung gian cho xung đột ở Trung Đông

Tạp chí đặc biệt

Nga : Nước gây chiến ở Ukraina muốn làm trung gian cho xung đột ở Trung Đông ; Nam Phi được lợi gì với BRICS mở rộng ? Indonesia đang bước vào thời kỳ quyền lực cứng rắn và chính trị gia tộc ? Trung Quốc “thanh lọc” mạng internet ; Liên Hiệp Châu Âu trao giải Sakharov cho các nhà đối lập Venezuela ; Bầu cử tổng thống Mỹ : Donald Trump kiện Công Đảng Anh vì can thiệp. Trên đây là một số chủ đề trong Tạp chí Thế Giới Đó Đây tuần này.

Nga : Nước gây chiến ở Ukraina muốn làm trung gian cho xung đột ở Trung Đông

Thượng đỉnh BRICS tại Kazan (Nga) trở thành diễn đàn kêu gọi hòa bình và mở đàm phán ở Ukraina và Cận Đông. Mọi đề xuất đều được tổng thống Vladimir Putin của Nga, nước gây chiến ở Ukraina, đón nhận “một cách tích cực”, nhưng với một điều kiện được ông nêu trong buổi họp báo ngày 24/10/2024, “đàm phán dựa trên thực tế” chiến trường, nơi Nga chiếm 20% lãnh thổ Ukraina.

Nước gây chiến ở Ukraina còn cố trở thành trung gian giải quyết xung đột Trung Đông. Moussa Abou Marzouk, cố vấn và nhà đàm phán của Hamas đóng tại Qatar, đến Matxcơva ngày 23/10 để thảo luận với quan chức Nga về “chấm dứt các cuộc xâm lược và chiến tranh ở Gaza và trong vùng” cũng như nỗ lực của Matxcơva để thống nhất “các phe phái Palestine”. Còn tổng thống Mahmoud Abbas, trong bài phát biểu tại cuộc họp BRICS mở rộng, đã mạnh mẽ lên án Israel.

Đặc phái viên RFI Anissa El Jabri tường trình từ Kazan :

“Những lời kêu gọi hòa bình không ngừng được đưa ra tại diễn đàn thượng đỉnh Kazan. Tuyên bố chung nhắc đến rất nhiều cuộc xung đột nhưng các nước thành viên BRICS lại dành những lời kêu gọi cấp bách nhất để chấm dứt cuộc xung đột ở Trung Đông. Nhân danh chính quyền Palestine, ứng viên gia nhập nhóm BRICS từ ngày 27/08, ông Mahmoud Abbas đã đưa ra lời kêu gọi, theo lời dịch của Nga như sau :

“Thời điểm đã tới, chúng ta phải chấm dứt bạo lực, bất công và sự bành trướng hoạt động xâm lược của Israel. Israel phải chấm dứt hiện diện bất hợp pháp trên các vùng lãnh thổ Palestine và Đông Jerusalem. Nếu không thực hiện như vậy, chúng ta phải sử dụng các biện pháp trừng phạt chống lại họ. Chúng ta cũng phải làm việc và hợp tác với Liên Hiệp Quốc, với các bên quan tâm đến hội nghị quốc tế vì hòa bình. Vì vậy, chúng tôi cũng trông đợi vào sự ủng hộ của BRICS. Nhóm này có ảnh hưởng thực sự trên trường quốc tế và có thể giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến an ninh”.

Về phần tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres vẫn giữ vững lập trường của Liên Hiệp Quốc yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động thù nghịch ở dải Gaza và một nền hòa bình công bằng ở Ukraina”.

Nam Phi được lợi gì với BRICS ?

BRICS trở thành câu lạc bộ hấp dẫn cho các nước phương Nam. Là nước đầu tiên được 4 thành viên sáng lập (Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga) kết nạp, Nam Phi được hưởng lợi như nào từ năm 2010 ? Thông tín viên Claire Bargelès tại Pretoria giải thích : 

“Theo quan đi

Bạn cần đăng nhập để nghe các tập có chứa nội dung thô tục.

Luôn cập nhật thông tin về chương trình này

Đăng nhập hoặc đăng ký để theo dõi các chương trình, lưu các tập và nhận những thông tin cập nhật mới nhất.

Chọn quốc gia hoặc vùng

Châu Phi, Trung Đông và Ấn Độ

Châu Á Thái Bình Dương

Châu Âu

Châu Mỹ Latinh và Caribê

Hoa Kỳ và Canada