Sự phát triển của Trí tuệ Nhân tạo (AI) ngày càng thu hút sự chú ý với những tính năng ưu việt, hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, trong các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh các cường quốc tham gia vào cuộc đua về công nghệ, AI cũng có thể là con dao hai lưỡi, tạo ra những mối đe dọa khó lường, nếu không được kiểm soát. Đây cũng là chủ đề được thảo luận tại thượng đỉnh do Pháp và Ấn Độ tổ chức tại Paris, ngày 10-11/02/2025.
Trong vòng hai ngày, Paris trở thành “kinh đô” của Trí tuệ Nhân tạo (AI), quy tụ lãnh đạo từ nhiều quốc gia, cùng những “ông trùm” trong giới công nghệ thế giới, cùng hàng ngàn nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này. Sự kiện do tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đồng chủ trì, không chỉ đưa ra những thảo luận về “rủi ro hiện sinh” hoặc “rủi ro thảm khốc” liên quan đến Trí tuệ Nhân tạo, vốn là chủ đề trọng tâm của thượng đỉnh đầu tiên về AI tại Luân Đôn vào năm 2023, theo Le Monde, mà điện Elysée còn muốn làm nổi bật những khía cạnh tích cực của AI.
Đọc thêmAI : Bài toán khó để Pháp và Liên Âu không bị loại khỏi bàn cờ quốc tế về Trí tuệ Nhân tạo
Nhân sự kiện này, RFI Tiếng Việt đã phỏng vấn nhà nghiên cứu người Pháp gốc Việt Hoàng Lê Nguyên, tốt nghiệp trường Polytechnique ParisTech, từng là nghiên cứu sinh tại Viện Công nghệ Massachusetts của Hoa Kỳ, và hiện làm nghiên cứu tại trường École Polytechnique Fédérale of Lausanne (EPFL), Thụy Sĩ. Chuyên gia về Trí tuệ Nhân tạo, ông cũng là nhà sáng lập công ty về an ninh mạng Calicarpa và chủ của một kênh Youtube Science4All, đưa ra những giải thích dễ hiểu về khoa học và công nghệ.
Xin cảm ơn ông Hoàng Lê Nguyên đã dành thời gian chia sẻ với thính giả của RFI Tiếng Việt về chủ đề thu hút sự quan tâm của công luận gần đây : Trí tuệ Nhân tạo. Trước tiên, ông có thể cho biết đâu là những tiến bộ nào đáng chú ý nhất về AI trong những năm vừa qua ?
Hoàng Lê Nguyên : Phải nói rằng từ đầu những năm 2010, những khả năng của máy học (machine learning), ngày càng được quan tâm, ban đầu là những khả năng, ví dụ như phát hiện, nhận dạng các con vật, chó hay mèo trong các bức ảnh. Đó chính là điều khiến loại công nghệ này được quan tâm nhiều hơn, và có nhiều đầu tư trong lĩnh vực này, cả về nghiên cứu học thuật và trong công nghiệp.
Kể từ đó, ngày càng có nhiều những khả năng ngoạn mục khác, sử dụng các thuật toán tạo sinh như ChatGPT hay Midjourney, cho phép tạo ra văn bản hình ảnh và cả video. Tuy nhiên, tôi cho rằng, không nên quên rằng đó là lĩnh vực được đầu tư nhiều tiền bạc nhất ngày nay, với những loại ứng dụng mang nhiều lợi nhuận, nhưng cũng mang tính ảnh hưởng về địa chính trị.
Mọi người có thể thấy trên các trang mạng điện tử, đặc biệt là phải nói đến các loại thuật toán đề xuất nội dung. Ví dụ, trên Google, Amazon, Facebook hay TikTok, AI mang lại nhiều lợi nhuận, lên đến hàng tỷ euro mỗi năm, trên hết là nhờ vào các thuật toán nhắm mục tiêu quảng cáo, qua những đề xuất nội dung với sự phân tích tâm lý của hàng tỷ người để biết nội dung nào tốt nhất để giới thiệu.
Trí tuệ Nhân tạo ngày càng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong ngành sáng tạo nội dung, hay giáo dục, với những khả năng vượt trội. Liệu khả năng của AI, phải chăng đã vượt qua con người ?
Hoàng Lê Nguyên : Đây là một câu hỏi mang tính tranh cãi và có nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra. Mọi người thường có xu hướng so sánh với những người giỏi nhất. Nhưng trên thực tế, trong nhiều lĩnh vực, đúng là AI rất hiệu quả, vượt trội hơn rất nhiều người, có những khả năng mà con người không thể làm được.
Ví dụ, tạo ra hàng tỷ cuộc trò chuyện mỗi ngày. Bản thân tôi là người nói nhiều, nhưng tôi cũng không thể làm được như vậy. AI có khả năng xử lý lượng dữ liệu khổng lồ. Ví dụ, trên nền tảng video Youtube, “một thế kỷ video” được đăng tải mỗi ngày. Ngay cả khi tôi có làm việc hết sức, tôi cũng không thể xem hết lượng video đó. Tuy nhiên, AI có những khả năng này, và cho phép xử lý thông tin để thực hiện việc phân tích tâm lý về những người xem những video. Đây là khả năng mà những nhà độc tài lớn nhất trong lịch sử từng mơ ước, để giám sát dân số như ngày nay.
Do đó, thuật toán của TikTok, của YouTube có khả năng thực hiện nhiều chức năng. Trên thực tế, những hệ thống này phần lớn đều đã vượt lên khả năng của con người.
Đọc thêm‘‘Trí tuệ Nhân tạo’’ không thể cứu được hành tinh : AI bị đưa ra xét xử biểu tượng ở Pháp
Trong trường hợp này, với những khả năng như vậy, làm sao có thể bảo đảm rằng AI có thể có lợi cho tất cả mọi người ? Liệu AI có gây ra đe dọa nào hay không ?
Hoàng Lê Nguyên : Đúng là điều này có thể tạo ra những mối đe dọa mới, ví dụ, chỉ với khả năng đánh giá phân tích tâm lý (profilage psychologique). Ngoài ra, ngày nay, có rất nhiều doanh nghiệp công nghệ với những dịch vụ về tin tặc.
Liên quan đến OpenAI, doanh nghiệp được cho là đi đầu về Trí tuệ Nhân tạo, gần đây đã tuyển dụng Paul M. Nakasone , một cựu tướng lĩnh trong quân đội Hoa Kỳ, và cũng từng là lãnh đạo của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA), chuyên gia về an ninh mạng.
Nếu như nói đến các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc có mối liên hệ gần gũi với chính phủ Trung Quốc, thì với đạo luật Patriot Act, các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng bị buộc phải tiết lộ cho chính phủ những thông tin mà được lưu trữ, ngay cả những thông tin của các cá nhân.
Theo tôi, đúng là có những vấn đề về địa chính trị quan trọng. Nhưng điều nguy hiểm nhất vẫn là sức ảnh hưởng, và khả năng của những thuật toán có thể điều khiển công luận. Từ một thập kỷ qua, mọi người có thể thấy những hậu quả về sự gia tăng của chủ nghĩa dân túy, hay sự gia tăng thù hận giữa các quốc gia, hay trong nội tại mỗi quốc gia, giữa các đảng phái chính trị.
Để hiểu thêm về những thuật toán đề xuất của Trí tuệ Nhân tạo. Ông Hoàng Lê Nguyên cũng là đồng tác giả của cuốc La dictature des algorithmes, được ra mắt vào năm 2024. Liệu những thuật toán đó đôi khi được xem như là những « hộp đen », mà ngay cả những người tạo ra nó cũng không nắm rõ được hết. Vậy, làm thế nào có thể bảo đảm là tránh được những rủi ro mà những thuật toán đó có thể tạo ra ?
Hoàng Lê Nguyên : Theo tôi, đây là một vấn đề lớn và đặt ra hai câu hỏi cùng lúc, về an ninh mạng cũng như cách quản lý. Đáng tiếc là ngày nay, không có nhiều các tiêu chuẩn về an ninh mạng và phát triển những sản phẩm công nghệ này. Mọi người chỉ mới bắt đầu liệt kê ra những rủi ro gần đây.
Nếu nhìn vào những doanh nghiệp công nghệ lớn ngày nay, như Google Facebook, và đặc biệt là Amazon, phải nói rằng phần lớn doanh thu của họ có được là nhờ việc đề xuất các nội dung, sản phẩm mà mọi người sẽ “clic” vào, hay tiêu tốn thời gian vào đó, và đề xuất cho người dùng những loại quảng cáo nhắm vào riêng họ, khiến họ mua hàng.
Trên thực tế, các thuật toán đề xuất này là một thị trường lớn hơn gấp 100 lần, với hàng trăm ngàn tỷ đô la khi so với các thuật toán của ChatGPT. Mọi người nói nhiều về thuật toán của ChatGPT, với những khả năng ưu việt và bị lo lắng. Nhưng trên
Información
- Programa
- Canal
- FrecuenciaCada semana
- Publicado11 de febrero de 2025, 11:39 UTC
- Duración10 min
- ClasificaciónApto