Thái độ kềm chế của tổng thống Mỹ John F. Kennedy và sự khôn ngoan của lãnh tụ Liên Xô, Nikita S. Khrushchev đã tránh cho nhân loại một thảm họa hạt nhân ở đầu thập niên 1960. Không chỉ là đối thủ của nhau, Kennedy-Khrushchev còn là những đồng minh trong nhiệm vụ gìn giữ hòa bình. Nhà sử học Georges Ayache trở lại với cuộc đấu trí giữa Nikita S. Khrushchev và John F. Kennedy trong tác phẩm Những cuộc đối đầu trong lịch sử của nhân loại. (Tạp chí phát lần đầu ngày 20/10/2016)
Vào lúc quốc tế cảnh báo trước nguy cơ kịch bản chiến tranh lạnh tái diễn, vị lãnh tụ cuối cùng của Liên Bang Xô Viết, Michael Gorbatchev, lo ngại khi thấy Washington và Matxcơva đang « tiến gần tới lằn ranh đỏ ». Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier không lạc quan hơn khi cho rằng : tình hình hiện nay còn « nguy hiểm hơn cả so với thời kỳ chiến tranh lạnh ».
Trong bối cảnh căng thẳng đó, đầu tháng 10/2016 dưới sự điều hành của Alexis Brezet và Vincent Tremolet de Villiers, hơn 20 nhà sử học, nghiên cứu, cựu nhân viên ngoại giao, nhà báo, nhà văn vừa cho ra mắt công chúng một tập hợp nói về 20 cuộc đối đầu đánh dấu lịch sử của nhân loại, từ thời Đại Đế Alexandre, hơn 300 năm trước Công Nguyên, cho đến cuộc song đấu Michael Gorbatchev - Boris Eltsine cuối thập niên 1980 đánh dấu ngày tàn của Liên Bang Xô Viết : Les Grands Duels qui ont fait le monde, Nhà Xuất Bản Perrin.
Nổi bật hơn cả là cuộc đọ sức tay đôi giữa hai ông « K », Kennedy-Khrushchev ở vào đầu thập niên 1960, với đe dọa hạt nhân tiềm tàng, được Georges Ayache nhà sử học và cũng là một nhà ngoại giao kể lại.
Vào mùa thu năm 1960, Hoa Kỳ chuẩn bị bầu lại tổng thống. Nixon hay Kennedy sẽ trở thành vị tổng thống thứ 35 trong lịch sử của nước Mỹ ? Điện Kremlin thận trọng theo dõi tình hình từ xa. Các cuộc thăm dò cho thấy, phó tổng thống Richard M. Nixon, ứng cử viên của đảng Cộng Hòa, một chính khách nổi tiếng chống cộng ở Mỹ, chiếm lợi thế so với thượng nghị sĩ John F. Kennedy của đảng Dân Chủ.
Sói già và cừu non
Tại Matxcơva, lên cầm quyền từ năm 1953, Nikita S. Khrushchev từng có dịp tiếp xúc với Nixon thực sự bất ngờ trước thắng lợi của Kennedy, một chính trị gia « còn quá trẻ để ngồi vào chiếc ghế tổng thống ». Mật vụ Liên Xô có một số thông tin về vị thượng nghị sĩ trẻ tuổi, nổi tiếng là « tay chơi » này : JFK là một cậu công tử con nhà giàu, tốt nghiệp đại học Harvard, đẹp như tài tử điện ảnh, nổi tiếng ăn chơi và dễ làm phụ nữ xiêu lòng.
Kennedy, dành nhiều thời gian để du thuyền hơn là lui tới Thượng Viện. Mật vụ KGB còn nắm rõ cả hồ sơ bệnh lý của Kennedy : họ biết ông đã nhiều lần suýt chết, bị đau cột sống và mắc một chứng bệnh hiểm nghèo, phải chích cortisone với liều lượng mạnh để cầm cự.
Theo lời tác giả, chỉ cần Mật vụ Liên Xô tung hồ sơ bệnh lý của Kennedy ra cho công chúng, là cũng đủ vĩnh viễn chôn vùi giấc mơ bước vào Nhà Trắng của thượng nghị sĩ bang Massachusetts. Đắc cử tháng 11/1960, John Fitzgerad Kennedy chính thức nhậm chức đầu tháng Giêng năm sau.
Trong khi đó ở Matxcơva, tổng bí thư Đảng Cộng Sản, Nikita Sergueievitch Khrushchev đã củng cố vị thế trên bàn cờ chính trị Liên Xô từ năm 1953, sau cái chết của Stalin. Xuất thân từ một gia đình nông dân, thủa trẻ Khrushchev từng lao động trong các lò rèn ở Donbass, miền đông Ukraina hiện nay, nhiều lần vào sinh ra tử trong các trận chiến trước khi từng bước thăng tiến trong guồng máy Đảng.
Trên con đường thăng tiến đó, Nikita Sergueievitch Khrushchev đã từng bước qua không ít xác người. Dưới những năm tháng Stalin, ai ai cũng phải vận dụng mọi thủ đoạn, mánh khóe xảo quyệt để tồn tại. Sống sót được dưới gọng kềm của Stalin đã là một kỳ công, ngồi vào chiếc ghế của Stalin để còn vạch trần tội ác của Stalin cũng là những thành tích không kém.
Nói cách khác, nếu như Jonh F. Kennedy, 43 tuổi, là một chính trị gia ít kinh nghiệm sống trong nhung lụa, phía bên kia võ đài, Nikita S. Khrushchev, 64 tuổi, là một con cáo già đã quá từng trải.
Thượng đỉnh Vienna, chiến tranh tâm lý Kennedy-Khrushchev ?
Dưới con mắt tinh đời của Khrushchev, Kennedy là một nhà chính trị tay mơ. Điều đã được chứng minh qua chiến dịch đổ bộ lên Vịnh Con Heo, Cuba tháng 4/1961. Chiến dịch đó là một thất bại ê chề của tình báo CIA với đồng thuận của tân chính quyền Kennedy, chống chế độ Fidel Castro.
Từ điện Kremlin, Khrushchev lại càng thích thú khi thấy JFK phải cầu viện Nixon cố vấn trên hồ sơ Cuba, hay như hình ảnh trên bìa báo Life cho thấy một, Kennedy khép nép như cậu học trò đứng bên ông thầy, tướng Eisenhower sau một cuộc họp ở Camp David.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Kennedy lên cầm quyền vào lúc quan hệ giữa Washington và Matxcơva xấu đi đáng kể sau vụ máy bay dọ thám U-2 của Mỹ bị phát hiện và bắn hạ trên bầu trời dãy núi Ural của Liên Xô (hồi tháng 5/1960), rồi kế tới là hồ sơ Cuba.
Nhưng hơn bao giờ hết Washington và Matxcơva ý thức được là đôi bên cần nối lại đối thoại. Kennedy - Khrushchev dự trù họp thượng đỉnh tại Vienna, Áo vào tháng 6/1961.
Nikita S. Khrushchev đến Vienna với quyết tâm « hỏi tội » Mỹ về vụ máy bay dọ thám U-2 và muốn chứng minh với quốc tế, Liên Xô là một siêu cường, ngang hàng với Mỹ. Đành là chưa giàu có như Mỹ, nhưng Liên Xô đã qua mặt Hoa Kỳ trong cuộc chạy đua chinh phục không gian.
Theo nhà sử học và ngoại giao Georges Ayache, Khrushchev bằng mọi giá phải ghi được một bàn thắng tại Vienna về mặt ngoại giao để đánh lạc hướng công luận trong nước trước hàng loạt những khó khăn kinh tế. Chủ nhân điện Kremlin cũng biết rằng thành phần bảo thủ trong đảng chỉ chờ cơ hội để bắt Khrushchev « đền tội » sau khi đã hạ bệ Stalin.
Không xem thường đối thủ nhưng Khrushchev nghĩ rằng, ông sẽ dễ dàng áp đảo được Kennedy, cái ông tổng thống « còn nhỏ tuổi hơn con trai » của mình.
Về phía Kennedy, vị tổng thống trẻ tuổi này của nước Mỹ cũng cần một thắng lợi ngoại giao. Chẳng vậy mà, trước khi lên đường tới Vienna, Kennedy đã phải dừng chân ở Paris để tham khảo ý kiến tổng thống Pháp, vị lão tướng Charles de Gaulle.
Thượng đỉnh Kennedy-Khrushchev mở ra trong hai ngày 03 và 04/06/1961 tại thủ đô nước Áo. Hơn 1.500 phóng viên quốc tế tập hợp về Vienna để đưa tin.
Về hình thức, lãnh đạo hai nước họp kín với một dàn cố vấn trong bầu không khí « giá lạnh ». Như thông lệ, Khrushchev dùng những lời lẽ đao to búa lớn để hù dọa đối phương. Kennedy càng tỏ ra chừng mực và từ tốn chừng nào, Khrushchev lại càng lấn lướt chừng nấy. Thậm chí theo lời một người trong cuộc, Khrushchev « mắng » Kennedy như mắng trẻ con.
Về nội dung thượng đỉnh Vienna, Kennedy muốn tập trung vào hồ sơ nguyên tử, Khrushchev sau khi dậy cho tổng thống Mỹ một bài học về thuyết Mác-Lênin, đòi Nhà Trắng giải quyết dứt điểm về quy chế của Tây Berlin, công nhận hai nước Đông và Tây Đức. Đây là lần thứ ba Matxcơva đòi Washington trở lại hồ sơ này.
Với Liên Xô ốc đảo Tây Berlin giữa lòng nước Đông Đức cộng sản là một cái gai : sự phồn thịnh của Tây Berlin càng làm lộ rõ cách biệt về đời sống giữa hai khối Tự Do và Cộng Sản. Khoảng cách đó hủy hoại những nỗ lực tuyên truyền của khối Xã Hội Chủ Nghĩa.
Kết thúc hai ngày họp, thượng đỉnh Vienna không đem lại một kết quả cụ thể nào. Trước khi ra về Khrushchev dọa Kennedy và phương Tây trước viễn cảnh nổ ra chiến tranh. Tổng thống Mỹ lễ phép đáp lời Chủ tịch Liên Xô : « Nếu như vậy thưa Ngài, thì chiến tranh sẽ xảy ra. Đó sẽ là một mùa đông buốt giá… »
Rời Vienna, Khrushchev biết rõ ông đã áp đảo được đối phương và buông lời nhận xét về Kennedy như sau : « Hắn quá trẻ, chưa đủ già dặn, rất thông minh, nhưng quá nhu nhược ».
JFK thì buột miệng than v
Information
- Show
- Channel
- FrequencyUpdated weekly
- Published2 December 2024 at 13:17 UTC
- Length10 min
- RatingClean