100 episodes

Thưởng thức tản văn mượt mà, vui nghe ca khúc hấp dẫn

VĂN NGHỆ CUỐI TUẦN Văn Nghệ Cuối Tuần

    • Arts
    • 3.4 • 65 Ratings

Thưởng thức tản văn mượt mà, vui nghe ca khúc hấp dẫn

    Sơn ca như dòng nước mùa Xuân

    Sơn ca như dòng nước mùa Xuân

    Ngọc Ánh:
    Thành Trung ơi, ở Việt Nam có sơn ca không?

    Thành Trung:

    Sơn ca à? Em có thể hiểu như là dân ca không chị?

    Ánh:

    Đúng rồi, thực ra, sơn ca chính là một trong những thể loại dân ca của Trung Quốc, vì thể loại dân ca này rất phổ biến và lưu truyền tại các khu vực cao nguyên, miền núi, miền đồi, phong phú và đa dạng. Hình thức thể hiện phần lớn là đơn ca hoặc hát đối, thông thường tức cảnh sinh tình, thấy gì hát nấy, ca từ hình thành theo cảm hứng tức thời của người hát, nội dung thể hiện chủ yếu là về lao động và tình yêu.

    Thành Trung:

    Thì ra là vậy, Việt Nam thường quen gọi là Dân ca chị ạ. Dân ca Việt Nam chia làm 3 miền, đó là dân ca Bắc bộ, dân ca Trung bộ và dân Nam bộ.

    Ánh:

    Trong chương trình Văn nghệ cuối tuần hôm nay, xin mời các bạn thưởng thức một số sơn ca thuộc các vùng miền khác nhau của Trung Quốc. Thành Trung sống ở Trung Quốc đã khá lâu rồi, có ấn tượng đối với sơn ca của Trung Quốc không?

    Thành Trung:

    Nói đến sơn ca của Trung Quốc, Thành Trung tương đối có ấn tượng với bài

    "Sơn ca như dòng nước mùa Xuân"

    , bởi giai điệu rất mượt mà, rất hay của nó.

    Ánh:

    Ồ, đây là bài sơn ca rất nổi tiếng trong bộ phim truyện kinh điển "Chị Lưu Ba" sản xuất vào năm 1960 của Khu tự trị Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Bộ phim này kể về cuộc đấu tranh giữa chị Lưu Ba, được mệnh danh là Tiên Ca của bà con dân tộc Choang đấu tranh với địa chủ bằng hình thức hát đối.

    Thành Trung:

    Bài sơn ca này quá nổi tiếng chị ạ, giai điệu du dương trữ tình, vừa qua Thành Trung xem trên truyền hình Trung Quốc có giới thiệu bài sơn ca này do giọng ca nổi tiếng dân tộc Mông Cổ trẻ tuổi Si qin ge le hát lại với chất giọng trong sáng, rất phù hợp với cảm hứng thưởng thức thời nay của mọi người.

    Ánh:

    Lời ca có đoạn:

    Ôi hãy cất giọng hát sơn ca

    Bên này ca rồi bên kia hòa

    Sơn ca tưạ như dòng nước xuân

    Không sợ ghềnh sông rẽ hiểm trở

    Ánh:

    Do Trung Quốc đất rộng người đông, sơn ca Trung Quốc cũng được chia ra làm nhiều loại. Ví dụ như tại khu vực Thiểm Bắc gọi sơn ca là "Tín Thiên Du", khu vực Thanh Hải thì gọi là "Hoa Nhi", tỉnh An Huy gọi sơn ca là "Cản Mạn Ngưu", tại khu vực Quảng Tây có sơn ca Liễu Châu, tỉnh Giang Tây có sơn ca Hưng Quốc, tỉnh Vân Nam có sơn ca Di Độ. Vừa rồi các bạn thưởng thức bài "Sơn ca như dòng nước mùa xuân" là sơn ca Liễu Châu.

    Thành Trung:

    Thành Trung có đọc tư liệu được biết, sơn ca Liễu Châu được bắt nguồn từ trên núi Ngư Phong, thành phố Liễu Châu, trương truyền chị Lưu Ba, tiên ca dân tộc Choang đã cưỡi cá bay lên trời thành tiên từ núi Ngư Phong. Ngay từ đời nhà Đường đến nay, sơn ca Liễu Châu đã trải qua nhiều cuộc bể dâu vậy mà không hề bị mai một. Cho đến nay, mỗi độ ngày tết ngày lễ hằng năm, trên núi Ngư Phong, bên đầm nước Tiểu Long, trên quảng trường Nhân dân, đều có các giọng ca tự phát rủ nhau ra hát đối sơn ca, người xem vây quanh rất đông, quang cảnh vui đến náo

    • 25 min
    Nên cất bước đi xa khi còn trẻ

    Nên cất bước đi xa khi còn trẻ

    Trong sinh hoạt hàng ngày, thỉnh thoảng chúng ta có nghe lời cảm khái rằng: "Tuổi trẻ tốt thật". Đúng vậy, tuổi trẻ, tuổi thanh xuân quả là tốt thật. Các bạn trẻ không những có lớp da căng bóng, có tư tưởng năng động, có thể lực dồi dào, ngoài ra còn có nhiều ước mơ và lý tưởng.

    • 25 min
    Tưởng nhớ Nhà thơ Uông Quốc Chân và ba bài thơ của ông

    Tưởng nhớ Nhà thơ Uông Quốc Chân và ba bài thơ của ông

    La Thành ơi, trong tuần này có hai ngày lễ lớn đó là kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam Việt Nam 30 tháng 4 và kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động mồng 1 tháng 5. Vào giờ này tuần trước chương trình Văn nghệ cuối tuần đã giới thiệu một số ca khúc Việt Nam trong thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ cứu đi cùng năm tháng. Mồng 1 tháng 5 này là ngày nghỉ chung của tất cả các cộng đồng lao động và học sinh Trung-Việt. Từ Bắc Kinh xa xôi, Ngọc Ánh và La Thành chúc các bạn những ngày nghỉ vui vẻ.

    La Thành:

    Trong chương trình Văn nghệ Cuối tuần đêm nay của CRI, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn về nhà thơ Uông Quốc Chân rất nổi tiếng của Trung Quốc trong thập niên 80 và thập niên 90 thế kỷ 20, đồng thời mời các bạn thưởng thức một số ca khúc rất thịnh hành và được thế hệ cùng thời đại với nhà thơ

    Uông Quốc Chân rất yêu thích cho đến ngày nay. Trước hết mời các bạn thưởng thức ca khúc "Yêu" do Nhóm nhạc Đội Tiểu Hổ trình bày.

    Xiên trái tim em, xiên trái tim anh

    Xiên một ngọn cỏ may mắn

    Xiên thành hình tròn đồng tâm

    Chớ để tuổi trẻ càng lớn càng cô đơn

    Hãy ngẩng đầu lên bầu trời cất tiếng: Anh yêu em

    Hãy nói với áng mây đang trôi: Em nhớ anh

    Hãy để bầu trời nghe thấy

    Hãy để áng mây trông thấy

    Không ai có thể xóa nhòa lời lời hứa của đôi ta

    La Thành:

    Các bạn đang nghe ca khúc "Yêu" do Ban nhạc Đội Tiểu Hổ Đài Loan Trung Quốc trình bày, Ban nhạc này nổi tiếng nhất tại Trung Quốc vào thập niên 90 thế kỷ 20.

    Ánh:

    Ban nhạc Đội Tiểu Hổ gồm ba gương mặt trẻ điển trai là " Hổ Phích Lịch " Ngô Kỳ Long, " Hổ điển trai" Trần Chí Bằng và " Hổ ngoan ngoãn" Tô Hữu Bằng, Ban nhạc này vừa ra mắt công chúng vào năm 1988, không bao lâu liền nổi tiếng ngay ở nhiều nước châu Á, đã lập kỷ lục biểu diễn liên tục hơn 20 buổi, buổi nào cũng chật kín khán giả, chỉ riêng hai album mang tên "Tiêu Dao Du" và "Yêu" đã phát hành gần 15 triệu bản. Thế nhưng vì nguyên nhân phải tiếp tục đi học hoặc nhập ngũ, cho nên ba anh chàng điển trai của Ban nhạc "Đội Tiểu Hổ" đành phải tuyên bố giải tán vào năm 1991. Sau đó, Tô Hữu Bằng và Ngô Kỳ Long đã dấn thân lên con đường làm diễn viên phim truyền hình và điện ảnh, cả hai đều đạt thành tích nổi bật trong làng giải trí văn hóa nghệ thuật.


    La Thành:

    Mời các bạn tiếp tục theo dõi chương trình Văn nghệ cuối tuần trên sóng CRI.

    Ánh:

    Vào chủ nhật tuần trước, Uông Quốc Chân - nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đã qua đời do lâm bệnh, hưởng thọ 59 tuổi. Các bài thơ do nhà thơ Uông Quốc Chân sáng tác đều rất được độc giả hoan nghênh và có số lượng bài thơ được hoan nghênh sau ngày nước Trung Hoa mới ra đời, tiêu thụ những hơn 10 triệu bản, đây là số lượng nhiều nhất trong những năm 80 và 90 thế kỷ 20, khắp Trung Quốc dấy lên cơn sốt "Thơ Uông Quốc Chân", những câu thơ của ông trở thành câu nói cửa miệng lưu hành của mọi người yêu thơ lúc bấy giờ, nhiều bạn trẻ còn

    • 25 min
    Tưởng nhớ giọng ca Đặng Lệ Quân

    Tưởng nhớ giọng ca Đặng Lệ Quân

    Lời dẫn: Hôm nay (8/5)là ngày mất của giọng ca Vàng Đặng Lệ Quân tròn 20 năm, xin mời bạn theo dõi trực tuyến bài viết đã phát trên sóng và trang web CRI vào Tết thanh minh năm 2011. Trong ngày giỗ hôm nay, xin mượn bài viết này để tưởng nhớ chị:

    Ca nhạc thịnh hành Trung Quốc đã có gần trăm năm lịch sử, trong vô số ngôi sao trong làng ca nhạc, thì Đặng Lệ Quân là ngôi sao sáng ngời nhất. Mấy chục năm đã trôi qua, biết bao sự đời đã đổi thay, nhưng Đặng Lệ Quân và những bài hát do cô trình bày vẫn luôn luôn chiếm vị trí quan trọng thậm chí là một bộ phận không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của mọi người, cuộc đời của chị tuy ngắn ngủi, nhưng rất tuyệt vời và đầy huyền thoại.Chính giọng hát ngọt ngào nụ cười duyên dáng, tính tình dịu dàng và giàu lòng từ thiện nhân ái của chị là những nhân tố dệt nên cuộc đời ngắn ngủi và huyền thoại của chị.

    Ngày 5 tháng 4 năm nay là Tết Thanh Minh, đây là ngày tảo mộ tưởng nhớ người thân và bạn bè đã quá cố. Trong những đất trời sang ngày xuân, cỏ non mới nhú, rất nhiều người yêu ca nhạc Trung Quốc không khỏi nhớ tới Đặng Lệ Quân, người có giọng hát ngọt ngào và nụ cười tươi xinh đã về nơi vĩnh hằng.Trong chương trình Văn nghệ cuối tuần giáp Tết Thanh Minh hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Đặng Lệ Quân và thưởng thức một số bài hát do chị trình bày để tưởng nhớ chị.Tin rằng nhiều bạn thính giả rất quen thuộc với giai điệu bài hát cũng như giọng hát ngọt ngào sau đây:

    Bài hát "Ngọt ngào"

    Ngọt sao tiếng cười, nhìn em lòng anh đắm say

    Như bông hoa thắm tươi trong vườn mùa xuân

    Nhẹ rung trong gió xuân

    Từ nơi chốn nào, dường như là trong giấc mơ

    Anh trông thấy em sao thật đẹp xinh

    Cớ sao anh không nhận ra, A~~… thực hay là mơ

    Mộng lành đã khiến anh gặp em

    Thấy em duyên dáng khi gặp anh

    Chính em, chính em, chính em đúng trong giấc mơ

    Từ nơi chốn nào, dường như là trong giấc mơ

    Anh trông thấy em luôn cười vui

    Cớ sao anh không nhận ra, A~~… thực hay là mơ…

    Ca sĩ Đặng Lệ Quân chính thức dấn thân vào làng ca nhạc năm 1967, năm đó chị mới 14 tuổi, đến nay đã gần nửa thế kỷ, thế nhưng nếu bạn đi trên đường phố ngõ hẻm hay các làng mạc thôn trang Trung Quốc, rất có thể bạn sẽ bất chợt nghe thấy tiếng hát của Đặng Lệ Quân không biết từ đâu vọng tới bên tai bạn.

    Chị Đặng Lệ Quân sinh ngày 9 tháng 1 năm 1953 trong một gia đình quân nhân không mấy dư dật với ba mặt con trai tại một làng chuyên dành cho gia đình quân nhân đến từ Đại Lục ở tỉnh Đài Loan Trung Quốc, những ngôi nhà trong làng rất đơn sơ. Cô bé Lệ Quân sống trong sự thương yêu nuông chiều của cha mẹ và các anh, và rất có năng khiếu ca hát.

    Bài hát "Búp bê bằng đất"

    Nó là búp bê bằng đất

    Cũng có đôi mắt có lông mày

    Nhưng nó không biết chớp mắt

    Nó là búp bê bằng đất

    Cũng có mũi xinh có miệng xinh

    Nhưng nó không biết nói chuyện

    Búp bê đâ

    • 23 min
    Dân tộc Mông Cổ là một dân tộc âm nhạc và thơ ca

    Dân tộc Mông Cổ là một dân tộc âm nhạc và thơ ca

    Có lẽ nhiều người Việt Nam nhất là những người đứng tương đối quen thuộc giai điệu bài dân ca Mông Cổ Trung Quốc "Mặt trời không bao giờ lặn trên thảo nguyên". Bài dân ca Mông Cổ này là tác phẩm tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Trung ương Trung Quốc vào năm 1953 của nhà soạn nhạc nổi tiếng dân tộc Mông Cổ Mây-li-chi-gơ, chính tác phẩm tốt nghiệp này đã giúp ông nổi tiếng.

    La Thành:

    Đại ý lời ca

    Mây trắng bồng bềnh trên trời xanh

    Đàn ngựa cất vó dưới mây trắng

    Tiếng roi vụt mạnh vang bốn phương

    Đàn chim tung cánh bay lên cao

    Nếu có ai đến hỏi tôi rằng

    Bạn ơi đây là thuộc nơi nao?

    Tôi kiêu hãnh trả lời họ rằng

    Đây chính là quê hương tôi đó


    Ngọc Ánh:


    Nhân dân ở đây yêu hòa bình

    Bà con nơi đây yêu quê hương

    Ca ngợi cuộc sống mới tươi đẹp

    Ca ngợi Đảng Cộng sản

    Mao Chủ Tịch và Đảng Cộng sản

    Dìu dắt chúng con trưởng thành

    Mặt trời không bao giờ lặn trên thảo nguyên

    La Thành:

    Bài dân ca Mông Cổ du dương đã dẫn chúng ta đến với thảo nguyên bao la, đến với khung cảnh từng đàn cừu đàn bò đang nhởn nhơ gặm cỏ trên đồng cỏ mênh mông. Trong chương trình Văn nghệ cuối tuần đêm nay, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn về dân tộc Mông Cổ được mệnh danh là "dân tộc âm nhạc", "dân tộc thơ ca", và tất nhiên còn mời các bạn thưởng một số bài dân ca Mông Cổ do các giọng ca nổi tiếng của dân tộc này trình bày.

    Ngọc Ánh: Dân tộc Mông Cổ bắt nguồn ở dọc dòng sông Wangjian cổ đại, nay gọi là sông Ngơ-ơ-cu-na. Đầu thế kỷ thứ 13, Thủ lĩnh Thành Cát Tư Hãn dẫn đầu đã thống nhất các bộ tộc tại khu vực Mông Cổ, rồi dần dần hình thành một khối cộng đồng dân tộc mới.

    La Thành:

    Bà con dân tộc Mông Cổ sinh sống trên thảo nguyên đồng cỏ hết đời này đến đời khác, cuộc sống du mục của họ "di chuyển theo dòng nước chảy cỏ mọc", mặc dù lối sống như vậy đã suy giảm dần trong xã hội hiện đại ngày nay, song phương thức sinh hoạt này của họ vẫn được coi là tiêu chí của bà con dân tộc Mông Cổ. Dân tộc Mông Cổ phân bố tại khu vực Đông Á, dân tộc Ơ-un-khơ và dân tộc Thổ Gia đôi khi được coi là hai nhánh của dân tộc Mông Cổ. Dân số dân tộc Mông Cổ trên thế giới vào khoảng 10 triệu người, ngôn ngữ của dân tộc này là tiếng Mông Cổ. Trong đó, trên 50% sinh sống trong địa phận Trung Quốc.

    Ngọc Ánh: Dân tộc Mông Cổ là một dân tộc đam mê ca nhạc, hát hay múa giỏi, cho nên từ trước đến nay được mệnh danh là "dân tộc âm nhạc", "dân tộc thơ ca". Phong cách giai điệu dân ca Mông Cổ độc đáo, bất kể âm vực của bài ca cao và vang hoặc là thấp và trầm, cũng đều thể hiện đầy đủ đức tính chất phác, sảng khoái, nhiệt tình, hào phóng vốn có của dân tộc này.

    La Thành:

    Sau đây, mời các bạn thưởng thức bài dân ca Mông Cổ

    "Thảo nguyên tươi đẹp là quê hương ta đó"

    do nghệ sĩ nổi tiếng dân tộc Mông Cổ

    Tơ-tơ-ma

    trình bày. Nghệ sĩ Tơ-tơ-ma sinh năm 1947, được mọi người mệnh danh la

    • 25 min
    Những bản nhạc Quảng Đông nổi tiếng

    Những bản nhạc Quảng Đông nổi tiếng

    Các bạn đang nghe bản nhạc Quảng Đông có tên "Bước bước cao", đây là một trong những bản nhạc rất có tính đại diện cho nhạc Quảng Đông với giai điệu vui tươi hoạt bát, mong sao sẽ làm bạn cảm thấy khoan khoái trong đêm hè oi ả.

    Nhạc Quảng Đông chủ yếu lưu hành tại châu thổ sông Châu Giang ở tỉnh Quảng Đông, được hình thành dần dần trên cơ sở nhạc bát âm trong dân gian hòa với giai điệu Việt kịch vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Giàn nhạc thường sử dụng các loại nhạc cụ như đàn nhị, đàn tần, tì bà, dương cầm, sáo, kèn hầu, sênh, mõ và chuông nhỏ.

    Qua một quá trình sáng tác và cải biên, hiện nay đã có tích lũy khoảng mấy trăm bản nhạc Quảng Đông. Ví dụ các bản nhạc như "Mưa rơi xuống lá chuối", "Song thanh hận", "Bước bước cao", "Ngựa đói lắc chuông", "Liên hoàn khâu", "Đua thuyền tranh giải", "Bình hồ Thu Nguyệt", "Chim công xòe cánh", v.v.. Tiếp theo, mời các bạn thưởng thức bản nhạc "Bình hồ Thu Nguyệt".

    "Bình hồ Thu Nguyệt" là nhạc phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Lữ Văn Thành, ông từng đến du ngoạn Hàng Châu vào mùa thu vàng, xúc cảnh sinh tình mà sáng tác nên nhạc phẩm này. Nhạc phẩm này đã bày tỏ cảm xúc của tác giả trước cảnh đẹp nên thơ hữu tình của Tây Hồ, giai điệu bản nhạc hòa hớp giữa dân ca Chiết Giang lại mang phong cách nhạc Quảng Đông, "Bình hồ Thu Nguyệt" là một trong những nhạc phẩm dân ca xuất sắc nhất của Trung Quốc.

    Sau đây Ngọc Ánh xin giới thiệu với các bạn mấy bản nhạc Quảng Đông. Trong những năm 20-30 thế kỷ 20 là thời kỳ hưng thịnh của nhạc Quảng Đông, các nhạc sĩ và ca sĩ trình diễn nhạc Quảng Đông nổi tiếng là Lữ Văn Thành, Hà Liễu Đường chính là đã xuất hiện trong thời kỳ này. Kể từ những năm 50 thế kỷ 20 đến nay, nhạc Quảng Đông đã được phát triển mạnh, những người làm công tác nghiên cứu âm nhạc đã sưu tầm, chỉnh lý rất nhiều nhạc khúc Quảng Đông, đồng thời đã tiến hành nghiên cứu cải cách về hòa âm cũng như phối nhạc, và đã cho xuất bản nhiều cuốn sách nhạc Quảng Đông, ngoài ra còn sáng tác nhiều bản nhạc Quảng Đông xuất sắc.

    Mời các bạn thưởng thức bản nhạc "Rồng bay Phượng múa". Rồng và Phượng là hai con vật biểu tượng cho những việc tốt lành trong quan niệm của người dân Trung Quốc. Giai điệu chính của bản nhạc này cho người nghe có cảm giác bay nhảy, cao thấp thanh trầm, như nhịp điệu của rồng bay phượng múa, uyển chuyển xoay mình nhún nhảy. Tiếng thanh la thánh thót, tiếng khèn âm vang, tiếng đàn gẩy đều nhịp, tạo nên bầu không khí hân hoan.

    • 25 min

Customer Reviews

3.4 out of 5
65 Ratings

65 Ratings

Tuan1123 ,

Sao ko co nhung bản mới

Khach

謝光理 ,

Rất hay

Tôi đến với Văn nghệ cuối tuần, một phần là để thưởng thức âm nhạc, phần còn lại là để thưởng thức chất văn lãng mạn mà sâu sắc triết lý nhân sinh. So với thứ văn tạp nham, vụng về, viết tiếng Việt trên cấu trúc ngoại ngữ của các tác giả nghiệp dư đương đại lại như “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.

0979278666 ,

Sách nói

iPhone 6s

Top Podcasts In Arts

Sách Nói Chất Lượng Cao
Voiz FM
Đài Hà Nội | Đọc truyện đêm khuya
Đọc truyện đêm khuya - Podcast Đài Hà Nội
Đắc Nhân Tâm (Bản FULL tại Voiz FM - Ứng dụng Sách nói & Podcast chất lượng cao)
Voiz FM & Thư viện Sách nói First News
Học Văn Chị Hiên
Nguyễn Minh Hiên
Nói Có Sách
Vietcetera
The Money Date
Vietcetera

You Might Also Like

Kể Cho Tôi Nghe
Radio Người Giữ Kỉ Niệm
Tri Kỷ Cảm Xúc
Web5ngay
Minh Niệm
Minh Niệm
HIEU.TV
Hieu Nguyen
Sunhuyn Podcast
Sunhuyn
Viết Chữa Lành
Writing therapy

More by CRI

Speak Chinese 口语角
汉语教学
HỘP THƯ NGỌC ÁNH
CRI
全景中国
华语环球广播
实景汉语Living Chinese
国际在线
Speak Chinese
汉语教学
汉语圈NEWS
汉语教学