64 avsnitt

"Không có con đường đến hạnh phúc, hạnh phúc chính là con đường". Những thứ con đã trải qua, đang trải qua và sẽ trải qua là phần thưởng của con. Con đang trên con đường tận hưởng phần thưởng đấy, nhưng các con biết hoặc không biết mà thôi.

Cuộc đời là phần thưởng Trong Suốt

    • Hälsa och motion

"Không có con đường đến hạnh phúc, hạnh phúc chính là con đường". Những thứ con đã trải qua, đang trải qua và sẽ trải qua là phần thưởng của con. Con đang trên con đường tận hưởng phần thưởng đấy, nhưng các con biết hoặc không biết mà thôi.

    64. THỰC RA LÀ GÌ?

    64. THỰC RA LÀ GÌ?

    THỰC RA LÀ GÌ?
    Một cách thực hành trong cuộc sống là con có thể hỏi câu hỏi: “Thực ra là gì?”. Câu đấy rất có sức mạnh vì “cái có vẻ là” đang lừa con, nhưng câu hỏi “thực ra là gì” sẽ tước đi sức mạnh của cái “có vẻ là”.
    Ví dụ như hôm nay, con xem phim mà hồi hộp, căng thẳng thì nhớ hỏi “Thực ra là gì?”. Khi thấy chỉ là phim thôi thì có phải tước đi sức mạnh của bộ phim không? Bộ phim vẫn hiện ra nhưng không còn sức mạnh. Cuộc sống này cũng thế thôi, khi hỏi: “Thực ra là gì?” mà con nhớ ra “thực ra là gì”, nhớ và cảm giác được tất cả chỉ là Biết và trong đấy tỏa chiếu ra các ấn tượng giác quan và suy nghĩ thì nó tước đi sức mạnh của cái “có vẻ là”.
    “Cái thực ra là” thì đơn giản và không có vấn đề gì hết nhưng trong thế giới của suy nghĩ thì có rất nhiều chuyện kinh khủng. Khi mình thấy rõ tính “thực ra là gì” thì cái “có vẻ là” mất đi các tự tính: tính kinh khủng, tính nguy hiểm… tính gì đấy mất hết, chỉ còn mỗi “thực ra là” thôi.
    Con hỏi “Cái gì đang Biết?” cũng rất tốt, nhắc mình về không gian của Biết. Tiến lên một bước nữa con hỏi “Thực ra là gì?” thì bao gồm cả cái Biết đang ở đấy, đồng thời bao gồm cả sự biểu diễn vô hại này, đúng không? Biểu diễn rất vô hại trong khi suy nghĩ thì nghĩ rất nhiều chuyện tệ hại.
    Nếu ai bị trầm cảm thì môn này rất hợp. Trầm cảm vì sống trong suy nghĩ, sống trong cái “có vẻ là” quá mạnh. Khi nhớ “thực ra là” thì sẽ bật ra khỏi các loại cơn. Cái Thầy nói không chỉ dành cho người trầm cảm mà cho tất cả các cơn ấy, bất kỳ cơn gì: cơn trầm cảm, cơn lo lắng, cơn giận dữ… Chỉ cần nhớ “thực ra là gì” thôi là bật ra.
    Nhưng vì con không biết “thực ra là gì” hoặc là quên mất “thực ra là gì”, con chìm vào những cơn như thế - gọi là dòng thác của suy nghĩ và bị nó dẫn đi rất xa.
    Khi không biết “thực ra là gì”, con bị chìm vào cái “có vẻ là gì” thì rất khổ. Nên sau khi đã làm quen với không gian của Biết rồi, con hỏi “Thực ra là gì?”, con thấy là đúng rồi, chỉ trong Biết và các ấn tượng giác quan và suy nghĩ hiện ra. Chuyện mình bảo là đang có thật này, tôi và thế giới này, chỉ có trong nội dung của suy nghĩ thôi. Lúc đấy con hiểu bản chất của thế giới, con nhìn thẳng vào “cái thực ra là” thì sẽ tước đi toàn bộ sức mạnh của cái “có vẻ là”, tước đi toàn bộ tự tính của “cái có vẻ là.”
    - Trong Suốt
    Trích bài 2023.05.05 Thực hành trong cuộc sống bằng câu hỏi Thực ra là gì (Sau xem phim Lật mặt 6, HN)

    Giọng đọc: Minh Phương

    • 4 min
    63. ĐỪNG LO LẮNG, TẤT CẢ CHỈ LÀ SỰ HOÀN HẢO ĐANG DẦN HÉ LỘ

    63. ĐỪNG LO LẮNG, TẤT CẢ CHỈ LÀ SỰ HOÀN HẢO ĐANG DẦN HÉ LỘ

    ĐỪNG LO LẮNG, TẤT CẢ CHỈ LÀ SỰ HOÀN HẢO ĐANG DẦN HÉ LỘ
    Những cảnh kinh khủng nhất thực ra là chỉ sự hoàn hảo đang dần hé lộ. Nhiều khi hoàn hảo hé lộ với con không phải theo cách thông thường hiện ra cảnh đẹp đẽ đâu mà có thể là những điều rất kinh khủng xảy đến với đời con, đấy là cách mà sự hoàn hảo hé lộ. Các con có đủ kinh nghiệm sống sẽ thấy điều đấy.
    Lão Tử có câu nói: “Những khởi đầu tốt đẹp thường được ngụy trang dưới một kết cục bi thảm”. Nhiều khi sự hoàn hảo đến với đời con có khởi đầu trông rất tệ, đấy là điểm sự hoàn hảo đang bắt đầu hé lộ. Con cứ sống đi, con sẽ thấy là sự hoàn hảo hé lộ theo kiểu đấy, nó không hé lộ kiểu bình thường mà nó cho con một khởi đầu trông rất kinh khủng nhưng cuối cùng về sau con nhận ra là sự hoàn hảo hé lộ ra. Ví dụ như thỉnh thoảng con đọc trong sách có những người trầm cảm cực độ rồi giác ngộ đấy!
    Đời con kiểu gì cũng có lúc đấy, khi nghĩ lại con thấy hóa ra chẳng bi thảm gì hết, nó là một khởi đầu may mắn tốt đẹp nhưng lúc ở trong đấy thì rất kinh khủng.
    Còn ở góc độ của Biết thì không thể không hoàn hảo được. Biết biểu diễn mà, chất liệu của nó là Biết. Giống mặt gương thì không thể không hoàn hảo được. Nên cuộc đời con chuyện gì cũng hoàn hảo hết, chuyện gì cũng là hoàn hảo đang dần hé lộ. Không phải là chuyện có happy ending thì mới là hoàn hảo mà bất kỳ chuyện gì cũng hoàn hảo bởi vì bản chất của nó là Biết, Biết biểu diễn thì vô cùng sáng tạo, lấp lánh. Hiểu điều đấy con sẽ thấy đúng là hoàn hảo đang dần hé lộ thật. Nghĩa là câu này đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
    Nên đây là một câu con nên thuộc lòng: “Đừng lo lắng, tất cả chỉ là sự hoàn hảo đang dần hé lộ.” Khi gặp chuyện gì đó con nhắc câu này ngay. Nhắc thành thói quen rồi thì khi những chuyện kinh khủng đến con sẽ nhận ra ngay từ lúc nó mới đến. Khi con nhớ được điều này, dù con không biết nó là cái gì nhưng chắc chắn đấy là sự hoàn hảo đang hé lộ, đấy là tiến trình hé lộ dần của sự hoàn hảo.
    -Trong Suốt -
    Trích buổi giảng 2023.06.30 Cái gì có thể làm lý trí hòa hợp với cảm xúc (Sau xem phim Xứ sở các nguyên tố, HN)

    Giọng đọc: Minh Phương

    • 3 min
    62. TÌM HẠNH PHÚC NHƯ THẾ NÀO?

    62. TÌM HẠNH PHÚC NHƯ THẾ NÀO?

    TÌM HẠNH PHÚC NHƯ THẾ NÀO?
    Một bạn hỏi:
    Thưa Thầy con nhận thấy trong một thời gian rất dài là con buồn, buồn lâu ơi là lâu và rất mong được hạnh phúc vui vẻ trở lại. Cũng có nhiều lúc con tự bảo mình là “Ừ, buồn thì cứ buồn, chẳng sao cả.”. Nhưng điều lạ là con thấy thế giới này đủ đẹp rồi mà tại sao mình lại không cảm thấy hạnh phúc? Con không biết tìm hạnh phúc như thế nào.
    Thầy Trong Suốt:
    Chính việc ham muốn hạnh phúc làm con mất hạnh phúc, chính việc tìm kiếm hạnh phúc làm con xa rời hạnh phúc. Tại vì sao? Vì con đang tìm một nội dung của Biết.
    Hạnh phúc có điều kiện là gì? Là những suy nghĩ tốt đẹp thì hạnh phúc, những suy nghĩ khổ sở thì bất hạnh. Mình hiểu là mình rất mong được hạnh phúc, vui vẻ nhưng đồng thời mình thấy dù có được thì nó cũng sẽ mất. Như con có thể cười vui vẻ từ giờ tới sáng mai nhưng một lúc sau lại buồn như cũ. Mình thích hạnh phúc đấy không sao nhưng muốn nắm chặt lấy nó chắc chắn là khổ. Mình không thể tìm hạnh phúc dài lâu trong nội dung của Biết được. Hãy để cái hạnh phúc đấy đến thì đến, đi thì đi, ở lại bao lâu cũng được, mà trở nên tồi tệ cũng được bởi vì nó không phải do mình quyết định, nó chỉ là nội dung của Biết thôi.
    Hạnh phúc vô điều kiện là gì? Chính là cái Biết này. Tại sao Biết lại là hạnh phúc vô điều kiện? Tại vì không có gì ảnh hưởng được nó hết, từ đấy nó sẽ sinh ra các loại hạnh phúc khác nhau của đời người. Hãy cảm nhận nguồn hạnh phúc chân thật đó. Nếu con cảm nhận được cái Biết thì con bắt đầu hướng về nguồn hạnh phúc, mình không tìm cái ngọn mà mình tìm cái gốc. Ngọn của hạnh phúc chính là những cái con đang nói như cảm giác vui vẻ, thoải mái nhưng nguồn hạnh phúc chính là cái Biết này.
    Vì sao hạnh phúc vô điều kiện xảy ra được? Vì khi con cảm nhận được cái Biết, con bắt đầu thấy có một sự bình an vô điều kiện, con cho phép mọi loại suy nghĩ đến rồi đi dù là tích cực hay tiêu cực. Lúc đó con không cần các loại suy nghĩ tích cực để hạnh phúc nữa. Con cho phép cả tích cực lẫn tiêu cực xảy ra và vẫn có sự an lạc vô điều kiện đấy. Khi khổ đau hay hạnh phúc, hãy cảm nhận không gian nơi khổ đau và hạnh phúc xảy ra để thấy rằng không gian đấy vẫn an lạc vô điều kiện. Đấy là cách để tìm đến hạnh phúc chân thật!
    - Trích bài “2023.06.03 Giới thiệu vào Biết tháng 6.2023 (HN)”

    Giọng đọc: Minh Phương

    • 4 min
    61. BIẾT SUY NGHĨ LÀ CÓ KHOẢNG CÁCH VỚI SUY NGHĨ

    61. BIẾT SUY NGHĨ LÀ CÓ KHOẢNG CÁCH VỚI SUY NGHĨ

    BIẾT SUY NGHĨ LÀ CÓ KHOẢNG CÁCH VỚI SUY NGHĨ
    Thầy Trong Suốt: Khi con biết suy nghĩ thì con sẽ có khoảng cách với suy nghĩ. Nếu con chìm vào suy nghĩ, làm sao con biết nổi suy nghĩ? Như vậy, biết suy nghĩ chính là cách để con có khoảng cách với suy nghĩ. Khi có khoảng cách thì con có quyền lựa chọn chạy theo suy nghĩ hoặc không. Còn đã không biết thì đương nhiên là con chạy theo suy nghĩ rồi. Con chẳng có lựa chọn gì, con cứ thế mà bị suy nghĩ cuốn đi!
    Giống như trước mặt con là một chiếc thuyền đang trôi về thác, con mặc định nhảy lên. Nếu con nhảy lên là chết, nhưng nếu có người vỗ vai bảo con hãy nhìn kỹ xem thuyền này đi về đâu thì con mới có khoảng cách với thuyền để nhìn và thấy rằng mình còn may vì chưa bước chân lên.
    Trầm cảm cũng vậy, khi trầm cảm con có rất nhiều cảm xúc. Cảm xúc giống như là những chiếc thuyền đang trôi. Biết cảm xúc có nghĩa là giữa con và cảm xúc có khoảng cách. Nếu con không biết thì theo thói quen con nhảy ngay lên thuyền, xong con lao xuống vực và chết. Còn nếu con biết nó chứng tỏ con đang có khoảng cách với nó, con có quyền chọn lên hay không lên thuyền.
    Cả đời con cứ nhắm mắt đưa chân theo bản năng thôi thúc, con chẳng biết nên hay không nên mà vẫn cứ làm, đúng không? Nên là có khoảng cách với suy nghĩ là bước đầu tiên của sáng suốt. Khoảng cách chưa chắc dẫn đến sáng suốt nhưng chắc chắn không có khoảng cách thì không thể sáng suốt được. Biết là có khoảng cách, khi con nhìn thấy suy nghĩ lao vèo vèo, con có khoảng cách với nó thì con bắt đầu có lựa chọn chạy theo hay không, còn lựa chọn gì thì còn do trí tuệ quyết định.
    - Trong Suốt -
    (Trích buổi nói chuyện lớp Trầm cảm ngày 11.09.2019)

    Giọng đọc: Xuân Hoà

    • 3 min
    60. Làm thế nào để cuồng phong của sợ hãi nổ ra mà mình lại không làm theo nó?

    60. Làm thế nào để cuồng phong của sợ hãi nổ ra mà mình lại không làm theo nó?

    Hỏi: Làm thế nào để khi cuồng phong của sợ hãi nổ ra mà mình lại không làm theo nó ạ?
    Thầy Trong Suốt: Mình phải thấy được một thứ là không gian chứa nỗi sợ đấy, nó không bị ảnh hưởng gì hết dù cơn sợ có phần phật chạy. Dù gió bão của sợ hãi quay vòng thì không gian nơi sợ hãi xảy ra ấy không sao cả. Nếu mình nương tựa vào đấy, mình giữ chặt lấy cái đấy thì mình sẽ vượt qua được cơn cuồng phong của sợ hãi.
    Trầm cảm cũng thế thôi, trầm cảm cũng chỉ là cơn thôi. Không ai trầm cảm từ sáng đến đêm được! Nhưng khi nó đến, nó là một loại cơn rất kinh khủng. Mình thừa nhận nó xảy ra nhưng mình không làm theo nó. Sau nhiều lần như vậy mình mới thấy rằng thực ra nó vô hại. Ồ, hóa ra cơn sợ hãi hay cơn trầm cảm là hoàn toàn vô hại, nó chỉ là thứ hiện ra trong Biết rồi tan vào Biết, được Biết biểu diễn ra chứ không phải do mình biểu diễn ra.
    Không phải mình biểu diễn ra, không phải mình làm ra cơn trầm cảm hay cơn sợ mà Biết tạo ra cơn sợ, và Biết cũng làm cơn sợ biến mất! Đấy là cách mà mình vượt ra khỏi nỗi sợ. Khi đấy, cơn sợ hãi càng ngày càng không còn sức mạnh nữa, mình không còn sợ cả nỗi sợ luôn.
    Trích bài: 2023.05.26 Cho phép nỗi sợ xảy ra (Sau xem phim Fast & Furious X, HN)

    Giọng đọc: Xuân Hoà 

    • 2 min
    59. TRONG BIỂN SUY NGHĨ, SÓNG CHỐNG LẠI MỚI GÂY ĐAU KHỔ

    59. TRONG BIỂN SUY NGHĨ, SÓNG CHỐNG LẠI MỚI GÂY ĐAU KHỔ

    TRONG BIỂN SUY NGHĨ, SÓNG CHỐNG LẠI MỚI GÂY ĐAU KHỔ
    Con có một biển suy nghĩ nhưng không phải suy nghĩ nào cũng gây cho con khổ, mà suy nghĩ chống lại thì mới là suy nghĩ dẫn đến khổ. Đang ngồi thế này mà lại muốn phải về nhà, thế là mình đang chống lại rồi. Con không nhìn thấy suy nghĩ chống lại việc đang ngồi đây, khổ ngay vì có được về đâu, đúng chưa? Nên các con khổ, trong dòng suy nghĩ, biển suy nghĩ thì không phải sóng nào cũng gây khổ mà sóng phải chống lại cái gì đó thì gây khổ cho con.
    Thế thì chánh kiến về nhân quả làm con thấy rằng không thể chống lại thực tại, thực tại cứ diễn ra theo kiểu của nó. Vì thế khổ biến mất khi con có loại chánh kiến này. Chánh kiến đấy dẫn đến một trạng thái gọi là vô ngã, trong trạng thái đấy, con không có vai trò gì cả, con không làm được gì hết, nhân quả làm tất, con biến mất khỏi câu chuyện một cách trọn vẹn. Con biến mất hoàn toàn khỏi bức tranh, bức tranh này không có con. Bức tranh này nhân quả làm hết từ chuyện này sang chuyện khác, con không có vai trò gì ở đây cả.
    Nếu con đau thì cũng không phải do con, không có con chịu cái đau đấy mà nhân quả làm cái đau hiện ra. Nếu con buồn thì cũng không phải có con chịu cái buồn đấy, mà nhân quả làm cái buồn đấy hiện ra. Nếu một suy nghĩ hiện ra thì cũng không phải do con nghĩ ra mà là nhân quả làm suy nghĩ hiện ra.
    Nên chánh kiến về nhân quả là đủ để các con đào sâu vào và thoát khỏi đau khổ. Vì dần dần nó dẫn đến trạng thái không chống lại thực tại nữa. Nhân quả quyết định tất, vì thế các con chỉ cần tập thật sâu sắc về nhân quả thôi.
    Trong đống khổ của con thì chỉ có suy nghĩ chống lại thực tại mới gây khổ. Nhớ là khổ do chống lại thứ gì đấy, chứ không phải khổ là do việc đấy. Lạnh không gây khổ, lạnh chỉ gây lạnh thôi. Nhưng mà trời ơi, lạnh quá chịu không nổi rồi, mình phải chống lại nó thì gây khổ.
    (Trong Suốt)
    - Trích buổi nói chuyện: [Buổi 7] 2020.12.21 Vòng xoáy trầm cảm và cách tập biết (HN)

    Giọng đọc: MInh Phương 

    • 3 min

Mest populära poddar inom Hälsa och motion

Johannes Hansen Podcast
Johannes Hansen
Not Fanny Anymore
Not Fanny Anymore
Kristin Kaspersen Nyfiken på
Perfect Day Media
Hälsorevolutionen
Acast
Bara en till...
Nemo Hedén
Så in i Själen
Acast

Du kanske också gillar

Minh Niệm
Minh Niệm
The Quoc Khanh Show
VIETSUCCESS
Tri Kỷ Cảm Xúc
Web5ngay
Vì sao thế nhỉ!
Vì sao thế nhỉ!
Gen Z Tập Lớn
hoangphuonglinh
Giang ơi Radio
Giang ơi Radio