215本のエピソード

Top Kinh Doanh là chuyên trang chia sẻ kiến thức Kinh tế - Tài Chính – Kinh Doanh và thường xuyên cập nhật Bảng giá các loại hàng hóa, dịch vụ hot nhất trên thị trường hiện nay. Không chỉ trình bày kiến thức ở dạng lý thuyết, Top Kinh Doanh luôn có những giải đáp, ví dụ trong thực tế giúp cho người đọc dễ dàng tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng nhất bởi Admin Hữu Trí SEO Copywriter. Vậy Hữu Trí SEO Copywriter

Top Kinh Doanh Top Kinh Doanh

    • 科学

Top Kinh Doanh là chuyên trang chia sẻ kiến thức Kinh tế - Tài Chính – Kinh Doanh và thường xuyên cập nhật Bảng giá các loại hàng hóa, dịch vụ hot nhất trên thị trường hiện nay. Không chỉ trình bày kiến thức ở dạng lý thuyết, Top Kinh Doanh luôn có những giải đáp, ví dụ trong thực tế giúp cho người đọc dễ dàng tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng nhất bởi Admin Hữu Trí SEO Copywriter. Vậy Hữu Trí SEO Copywriter

    Quy định và hồ sơ thành lập công ty tại Việt Nam như thế nào?

    Quy định và hồ sơ thành lập công ty tại Việt Nam như thế nào?

    Quy định về việc thành lập công ty
    Quy định về việc thành lập công ty bao gồm:


    Quy định về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp (59/2020/QH14 về Doanh nghiệp‎).
    Quy định về hồ sơ đăng ký thành lập các loại hình công ty (điều 20,21,22,23, Luật 68/2014/QH13 về Doanh nghiệp).
    Quy định về điều lệ công ty (điều 25, Luật 68/2014/QH13 về Doanh nghiệp)
    Quy định về danh sách thành viên, cổ đông hay tổ chức công ty (điều 26, Luật 68/2014/QH13 về Doanh nghiệp).
    Quy định về cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (điều 28, Luật 68/2014/QH13 về Doanh nghiệp).

    Các bước nộp hồ sơ theo quy định
    Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ đầy đủ để lập hồ sơ thành lập công ty (Nghị định 01/2021 về Đăng ký doanh nghiệp).


    Xác định loại hình công ty: Công ty TNHH 1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh,…
    Bản sao công chứng các loại giấy tờ tùy thân của các thành viên góp vốn sáng lập công ty.
    Đặt tên công ty sao cho dễ nhớ, dễ phát âm không bị trùng lặp và ngắn gọn.
    Lựa chọn vị trí đặt trụ sở doanh nghiệp bao gồm: Địa chỉ (Số nhà, kiệt, tên đường,…) cụ thể, số điện thoại, số fax và thư điện tử (đã được xác minh).
    Xác nhận số vốn điều lệ do các thành viên/cổ đông đóng góp.
    Ngành nghề đăng ký của doanh nghiệp.

    Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ thành lập công ty/ doanh nghiệp:


    Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc online đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
    Nếu bạn thuê dịch vụ thành lập doanh nghiệp thì phải có văn bản ủy quyền hợp pháp (Điều 12 - Nghị định 01/2021 Về Đăng ký doanh nghiệp).
    Hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau 3 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ.

    Bước 3: Làm con dấu pháp nhân


    Đến cơ sở khắc dấu để đặt làm con dấu pháp nhân cho công ty (đính kèm bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).
    Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) được đem theo để nhận con dấu pháp nhân. Có thể để người khác nhận giúp (phải có giấy ủy quyền đã được công chứng).

    Bước 4: Sau khi thành lập công ty cần tiến hành:


    Góp vốn điều lệ trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được GPKD.
    Thông báo thành lập công ty theo quy định của pháp luật.
    Trụ sở chính được treo bảng hiệu tên công ty.
    Đăng ký hồ sơ thuế (quy định trong Luật số 21/2012/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế).
    Nộp thuế và lệ phí môn bài (theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP).
    Áp dụng tính thuế GTGT (Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính).

    • 5分
    Co-founder là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa Co-founder và Founder

    Co-founder là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa Co-founder và Founder

    Co-founder là gì? Co-founder là cụm từ được sử dụng để nói về sự hợp tác, đồng sáng lập giữa nhiều người với nhau. Từ đó tạo nên một tổ chức, doanh nghiệp, công ty hay một đơn vị cụ thể nào.

    Nếu một doanh nghiệp, công ty có 2 người làm chủ thì ta gọi đó là Co-founder của công ty. Thuật ngữ Co-founder được giải thích như sau:


    Found: mang ý nghĩa sáng lập, thành lập, đặt nền móng xây dựng.
    Co-found: mang ý nghĩa đồng sáng lập, đồng thiết lập.

    Một ví dụ để bạn đọc dễ hình dung đó là Sergey Brin và Larry Page là 2 nhà đồng sáng lập của Google. Vậy thì cả 2 người họ đều được gọi là Co-founder của Google.

    Hiện nay, hình thức đồng sáng lập doanh nghiệp khá phổ biến, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Startup, doanh nghiệp trẻ. Khi được dẫn dắt bởi đội ngũ lãnh đạo theo hình thức hợp tác, doanh nghiệp sẽ được đầu tư nhiều hơn về mặc chất xám. Đồng thời được chăm sóc kỹ hơn để phát triển thành quy mô rộng lớn trong khoản thời gian ngắn.

    Phân biệt sự khác nhau giữa Co-founder và Founder
    Bên cạnh Co-founder, chắc chắn bạn cũng từng nhiều lần nghe qua khái niệm Founder. Founder là chủ công ty, doanh nghiệp, trực tiếp chịu rủi ro để đứng ra thành lập công ty, tổ chức đơn lẻ. Bên cạnh đó, họ là người có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng, phát triển và biến ý tưởng trở thành hiện thực. Đồng thời tìm kiếm các nguồn đầu tư để duy trì hoạt động doanh nghiệp.

    ==> Để hiểu rõ hơn về Founder bạn có thể xem bài viết: Founder là gì?

    Founder sẽ là người có sẵn ý tưởng kinh doanh, tích lũy kiến thức, có tính đột phá trong kỹ thuật, có cái nhìn sâu sắc về một vấn đề, hiểu biết rộng, có niềm đam mê mãnh liệt,… Các Founder này sẽ tìm kiếm các nhà đồng sáng lập và biến họ trở thanh một phần trong nhóm những người sáng lập. Từ đó điều hành các hoạt động trong doanh nghiệp.

    Không giống như Co-Founder, Founder sẽ là những người trực tiếp đứng ra điều hành và định hướng hoạt động của doanh nghiệp một cách độc lập mà không cần đến sự hỗ trợ dòng vốn từ người khác. Cùng không cần phải thảo luận, tham khảo ý kiến như hình thức đồng sáng lập.

    Founder là hình thức được khá nhiều cá nhận lựa chọn và áp dụng. Tuy nhiên họ sẽ phải đối mặt với rất nhiều áp lực, khó khăn với khối lượng công việc chồng nhất và phức tạp.

    Và quan trọng, cả Co-founder và Founder sẽ được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế chứ không sử dụng trong lĩnh vực chính trị.

    • 7分
    Pinterest là gì? Cách sử dụng Pinterest trên máy tính

    Pinterest là gì? Cách sử dụng Pinterest trên máy tính

    Pinterest là mạng xã hội hình ảnh được sử dụng với mục đích chia sẻ và phân loại hình ảnh theo các chủ đề khác nhau. Người dùng có thể tạo và quản lý nhiều chủ đề theo sở thích cá nhân. Người sử dụng có thể xem được các bộ sưu tập của người khác, kéo về và đính vào các bộ sưu tập cá nhân của mình.

    Pinterest được phát triển vào tháng 3/2010 bởi Ben Silbermann cùng với hai cộng sự của ông là Paul Sciarra và Evan Sharp. Chỉ sau 9 tháng ra mắt, Pinterest đã có hơn 10.000 người dùng. Ở thời điểm hiện tại, Pinterest đã được xếp vào là một trong những trang mạng xã hội truyền thông hàng đầu trên thế giới.

    Pinterest còn được biết đến là một website chia sẻ hình ảnh theo dạng social hay còn được gọi là trang mạng xã hội. Hình thức chia sẻ này khá phổ biến, người dùng có thể đăng và phân loại hình ảnh dưới dạng tệp đính kèm. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể tạo ra và quản lý hình ảnh trên Pinterest theo nhiều chủ đề khác nhau hoặc theo sở thích cá nhân.

    Đánh giá Pinterest
    1. Ưu điểm
    – Giao diện thân thiện, dễ sử dụng.

    – Là kho lưu trữ hình ảnh khổng lồ.

    – Là công cụ hỗ trợ quảng bá sản phẩm và kinh doanh online.

    – Pinterest hiện nay số lượng người dùng nữ chiếm tới 81%. Thế nên đây được xem là môi trường màu mỡ để quảng bá các sản phẩm dành cho phái đẹp.

    2. Nhược điểm
    – Nội dung chủ yếu tập trung vào hình ảnh.

    – Không có chính sách bảo vệ bản quyền hình ảnh cho tác giả.

    – Những doanh nghiệp có khách hàng mục tiêu là nam giới sẽ rất khó thành công.

    • 7分
    Vùng lãnh hải là gì? Cách xác định vùng lãnh hải

    Vùng lãnh hải là gì? Cách xác định vùng lãnh hải

    Vùng lãnh hải là vùng biển tiếp giáp với vùng nội thủy có chiều rộng do Quốc gia ven biển quy định nhưng không được vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải.

    Mặc dù vùng lãnh hải là một bộ phận của lãnh thổ của Quốc gia ven biển nhưng chủ quyền không phải là tuyệt đối, tàu thuyền nước ngoài được tự do qua lại trong vùng lãnh hải.

    Quốc gia ven biển phải thực hiện quyền tài phán với các vi phạm của tàu thuyền nước ngoài nhưng bị hạn chế vì phải tuân thủ Điều 27, 28 Công ước luật biển năm 1982.

    Cách xác định vùng lãnh hải
    – Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo đường bờ biển được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được các quốc gia ven biển khác công nhận. Đối với đảo có cấu tạo từ san hô hoặc đá ngầm ven bờ bao quanh thì cách tính đường cơ sở thông thường vẫn được áp dụng.

    – Đường cơ sở thẳng được xác định bằng cách nối liền các đoạn thẳng các điểm thích hợp có thể lựa chọn điểm ngoài cùng, nhô ra nhất của bờ biển, tại ngán nước thủy triều thấp nhất.

    – Các điều kiện cần tuân thủ trong khi vạch đường cơ sở thẳng là tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển và các vùng biển ở bên ưong các đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến mức được đặt dưới chế độ nội thuỷ.

    Quyền đi qua lại không gây hại là gì?
    Đi qua không gây hại được hiểu là việc đi qua nhưng không làm phương hại đến hoà bình, an ninh, trật tự hay lợi ích của quốc gia ven biển. Danh sách các hoạt động không liên quan đến việc đi qua mà tàu thuyền nước ngoài khi đi qua lãnh hải không được tiến hành được liệt kê tại Điều 19 của Công ước 1982. Các quốc gia ven biển không được phép đặt điều kiện cho các tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải cùa mình phải xin phép hoặc thông báo trước. Đi qua không gây hại tồn tại đồng thời với chủ quyền quốc gia trong lãnh hải nhung không làm mất đi chủ quyền đó.

    Trong trường hợp có vi phạm, đe dọa hoà bình an ninh, trật tự của quốc gia ven biển, quốc gia này hoàn toàn có thể sử dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền cùa mình, kể cả biện pháp tạm thời đình chỉ quyền đi qua không gây hại. Việc tạm thời đình chỉ này chỉ có hiệu lực sau khi đã được công bố theo đúng thủ tục và trong thực hiện không có sự phân biệt đối xử gì về mặt pháp lý hay về mặt thực tế giữa các tàu thuyền nước ngoài.

    • 4分
    Ngành truyền thông là gì? Thi khối gì? Học môn gì? Trường nào?

    Ngành truyền thông là gì? Thi khối gì? Học môn gì? Trường nào?

    Ngành truyền thông là ngành học hết sức đa dạng, có tính ứng dụng cao trong thực tế với cơ hội nghề nghiệp hết sức rộng mở như: truyền thông báo chí, truyền thông thực hành, phương tiện truyền thông (Media) và nghiên cứu về truyền thông.

    Thông thường, truyền thông sẽ được thể hiện thông qua lời nói, âm thanh, hình ảnh, chữ viết, video,… hay bất kỳ một phương tiện nào có khả năng truyền tải thông điệp đến với người nhận. Đồng thời, truyền thông cũng chính là một trong những kiểu tương tác với xã hội. Từ đó tạo nên những lợi ích thiết thực thông qua việc truyền tải thông tin.

    Lĩnh vực truyền thông bao gồm những ngành nghề nào?
    Không ít người vẫn đang còn lầm tưởng và cho rằng truyền thông tức là làm về báo chí hay quảng cáo. Điều này không sai nhưng vẫn thể hiện được đầy đủ cái nhìn về truyền thông. Bởi vì truyền thông là một lĩnh vực rất rộng lớn.

    Vậy thì truyền thông cụ thể bao gồm những ngành nghề nào. Dưới đây, Topkinhdoanh sẽ liệt kê ra 4 ngành truyền thông chính để bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng cho chiến lược Marketing của mình.

    1. Ngành nghiên cứu truyền thông – Communications Studies
    Communications Studies được hiểu là lĩnh vực chuyên nghiên cứu chiến lực cho các loại hình truyền thông. Cụ thể như media, truyền thông báo chí, truyền thông online,… Người nghiên cứu sẽ không trực tiếp tham gia thực hiện các dự án truyền thông đó.

    Thế nhưng, họ lại có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của hoạt động truyền thông. Các nhà nghiên cứu đóng vai trò nghiên cứu, quan sát hành vi, hiện tượng, thói quen của người tiêu dùng,… Từ đó đưa ra chiến lược truyền thông sao cho hiệu quả nhất và thu về kết quả tốt nhất.

    2. Ngành truyền thông báo chí – Journalism
    Đã từ rất lâu, báo chí được xem là một phần trong lĩnh vực truyền thông và có lịch sử phát triển bền lâu đời nhất so với các ngành truyền thông khác. Hiện nay, khi xã hội càng phát triển, truyền thông báo chí không chỉ thông qua hình thức giấy báo, mà còn được phát triển sang hình thức báo điện từ, đài phát thanh, báo hình,… Thậm chí, hình thức này còn có phần phát triển là lất lướt hơn so với loại báo giấy truyền thống.

    3. Ngành truyền thông đa phương tiện – Media
    Ở thời điểm hiện tại, truyền thông Media là ngành rất hot, thu hút lượng lớn người lao động, chủ yếu liên quan đến các công việc hậu kỳ. Những người làm trong lĩnh vực truyền thông Media sẽ thường xuyên sử dụng đến các thiết bị quay phim, chụp ảnh, phần mềm, ứng dụng,… Mục đích là để tạo ra các ấn phẩm truyền thông đặc sắc.

    4.  Ngành truyền thông thực hành – Communication practice
    Truyền thông thực hành sẽ bao gồm Public Relations – PR (Quan hệ công chúng), Non – Profit Communication (Truyền thông phi lợi nhuận cho các tổ chức phi chính phủ) và Corporate Communication (Truyền thông doanh nghiệp).

    • 9分
    Mã vùng Việt Nam là bao nhiêu? Tổng hợp Mã vùng 63 tỉnh thành Việt Nam

    Mã vùng Việt Nam là bao nhiêu? Tổng hợp Mã vùng 63 tỉnh thành Việt Nam

    Mã vùng Việt Nam (mã nước Việt Nam) là mã số đại diện cho Việt Nam, đồng thời là mã vùng điện thoại Việt Nam. Theo quy ước Quốc tế:


    Mã vùng Việt Nam là: +84.
    Ký hiệu ISO: VNM.
    Tên miền quốc gia: VN.

    Theo các quy ước Quốc tế thì số điện thoại Việt Nam được viết với dấu “+” (cộng) phía trước mã quốc gia. Ở nước ngoài gọi về thì bạn bắt buộc thêm mã +84 ở đầu số điện thoại.

    Ví dụ: Bạn ở nước ngoài muốn gọi đến số 0912345678 tại Việt Nam phải bấm số +84912345678 hoặc 0084123456789.

    Tổng hợp mã vùng các tỉnh Việt Nam
    Lưu ý: từ năm 2017, mã vùng điện thoại các tỉnh Việt Nam đã thay đổi hoàn chỉnh. Mã vùng điện thoại bàn của 59/63 tỉnh thành phố, 7 vùng kinh tế đã được đổi, riêng 4 tỉnh Vĩnh Phúc (211), Phú Thọ (210), Hòa Bình (218), Hà Giang (219) vẫn được giữ nguyên.

    1. Gọi từ nước ngoài gọi đến điện thoại cố định Việt Nam
    Khi thực hiện gọi về số điện thoại cố định (điện thoại bàn) tại Việt Nam, bạn phải thêm mã vùng điện thoại của tỉnh thành phố đó. Bạn có thể tham khảo bảng mã vùng các tỉnh Việt Nam ở phía trên và thực hiện theo cú pháp sau:

    – Cách 1: bấm số [+] – [84] – [mã vùng] – [số điện thoại cần liên hệ]

    – Cách 2: bấm số [00] – [84] – [mã vùng] – [số điện thoại cần liên hệ]

    2. Gọi từ nước ngoài đến số di động tại Việt Nam
    Để thực hiện cuộc gọi đến số di động của người đang sống tại Việt Nam, bạn có thế thức hiện 2 cách sau:

    – Cách 1: Nhấn số [+] – [84] – [số điện thoại cần liên lạc]

    – Cách 2: Nhấn số [00] – [84] – [số điện thoại cần liên lạc].

    Lưu ý khi thực hiện cuộc gọi:

    – Cần bỏ sô 0 đầu tiên của thuê bao di động.

    – Gọi từ nước ngoài về Việt Nam thì phải đăng ký chuyển vùng Quốc tế.

    • 14分

科学のトップPodcast

超リアルな行動心理学
FERMONDO
サイエントーク
研究者レンとOLエマ
佐々木亮の宇宙ばなし
佐々木亮
科学のラジオ ~Radio Scientia~
ニッポン放送
サイエンマニア
研究者レン from サイエントーク
Nature Podcast
Springer Nature Limited

その他のおすすめ

Spiderum Official
Spiderum
HIEU.TV
Hieu Nguyen
The Money Date
Vietcetera
Kiu Kể Lể
Quân Kiu
Daily Stoic Việt Nam
mCoaching Team