31 episodes

'Tâm lý học và Tôi' là kênh podcast được phát hành bởi PsyMe - một dự án cộng đồng với sự đóng góp của hơn 100 thành viên - những sinh viên, cựu sinh viên khoa tâm lý học từ các trường đại học trong và ngoài nước. Các lớp học cộng đồng, workshop, tài liệu được biên soạn và biên dịch, chương trình hỗ trợ tâm lý Giúp Mình Hiểu Mình ... là những sứ mệnh được PsyMe thiết lập gắn liền với những kiến thức tâm lý học chân chính.

Hãy cùng chúng mình chìm vào trạng thái Say mê Tâm lý học ...

Tâm lý học và Tôi psyme.org

    • Health & Fitness

'Tâm lý học và Tôi' là kênh podcast được phát hành bởi PsyMe - một dự án cộng đồng với sự đóng góp của hơn 100 thành viên - những sinh viên, cựu sinh viên khoa tâm lý học từ các trường đại học trong và ngoài nước. Các lớp học cộng đồng, workshop, tài liệu được biên soạn và biên dịch, chương trình hỗ trợ tâm lý Giúp Mình Hiểu Mình ... là những sứ mệnh được PsyMe thiết lập gắn liền với những kiến thức tâm lý học chân chính.

Hãy cùng chúng mình chìm vào trạng thái Say mê Tâm lý học ...

    Vì sao có những lúc tôi tìm đến tâm linh... | PsyBlog #31

    Vì sao có những lúc tôi tìm đến tâm linh... | PsyBlog #31

    Thực hành nghi thức tâm linh hay tôn giáo là một trong những hoạt động cổ xưa nhất của con người. Về mặt tâm lý, nó mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe tinh thần như giảm căng thẳng, cho ta cảm giác sống có mục đích, nâng cao lòng tự trọng và lòng trắc ẩn của bản thân…Mười phút thiền hay cầu nguyện vẫn luôn là những phương pháp được tìm đến nhằm giúp an tĩnh tâm hồn, và việc gặp gỡ với những người cùng tín ngưỡng, tôn giáo cũng giúp ta mở rộng vòng tròn xã hội của mình hơn. Có thể thấy, tâm linh, tín ngưỡng hay tôn giáo vẫn luôn đóng vai trò quan trọng như một “điểm tựa” về mặt tinh thần cho loài người. 

    • 13 min
    Những lầm tưởng và sự thật về rối loạn nhận dạng phân li (DID) | PsyBlog #30

    Những lầm tưởng và sự thật về rối loạn nhận dạng phân li (DID) | PsyBlog #30

    Rối loạn nhận dạng phân ly (Dissociative identity disorder) hay trước đây còn được biết đến với tên gọi “rối loạn đa nhân cách” là một tình trạng mà nhân cách của một người bị phân ly thành hai hay nhiều trạng thái nhân cách khác biệt và thay phiên nhau kiểm soát cá nhân. Đồng thời cá nhân cũng mất ký ức với số lượng nhiều đến nỗi không thể giải thích bằng chứng đãng trí thông thường. Và rối loạn này được xem là kết quả của những chấn thương tâm lý nghiêm trọng.

    • 8 min
    Điều tôi học được từ giai đoạn trầm cảm của bản thân | PsyBlog #29

    Điều tôi học được từ giai đoạn trầm cảm của bản thân | PsyBlog #29

    “Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trầm cảm là căn bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới và đứng thứ hai trong gánh nặng bệnh lý toàn cầu, chỉ sau bệnh lý mạch vành. Trong báo cáo khoa học mới, WHO cũng chỉ ra cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 đã cản trở đáng kể các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần và làm dấy lên lo ngại về tình trạng gia tăng các ca tự tử. Báo cáo được thực hiện dựa trên tổng hợp nhiều nghiên cứu, xác định rằng chỉ riêng trong năm 2020, số ca mắc hội chứng rối loạn trầm cảm trên thế giới tăng 27,6%.”

    Ở thời điểm hiện tại, chắc hẳn căn bệnh trầm cảm đang được nhận thức ngày một rõ ràng hơn với nhiều người. Đó là ở thời điểm hiện tại, còn với tôi của năm 2010 căn bệnh này cản trở cuộc sống của tôi và tôi cũng không biết lúc đó tôi đang bị bệnh.

    • 8 min
    Phân tích hành vi chửi thề – Công dụng của chửi thề (Phần 2) | PsyBlog #28

    Phân tích hành vi chửi thề – Công dụng của chửi thề (Phần 2) | PsyBlog #28

    Không khó để thấy hành vi chửi thề có mặt ở khắp mọi nơi: khi ô tô của ta bị quẹt trúng, khi ta cảm thán một điều gì đó đáng kinh ngạc, hay khi ta va phải chân vào cửa. Điều này đặt ra câu hỏi: Phải chăng chửi thề có đóng một vai trò nhất định đối với tâm lý con người?

    • 7 min
    Phân tích hành vi chửi thề – Chửi thề đến từ đâu? (Phần 1) | PsyBog #27

    Phân tích hành vi chửi thề – Chửi thề đến từ đâu? (Phần 1) | PsyBog #27

    Nói tục, chửi thề – một trong những hành vi gây tranh cãi nhất trong xã hội. Nhưng dù vậy, nó vẫn luôn là một yếu tố quan trọng trong lịch sử loài người, có mặt trong cả văn chương, âm nhạc, hài kịch và cả trong những cuộc hội thoại thường ngày dưới nhiều bối cảnh xã hội khác nhau. Phải chăng ẩn sau những hành vi ấy là những mối dây liên kết đặc biệt nào đó khiến cho hiện tượng này nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều như vậy? Sẽ ra sao nếu ta tạm gác những vấn đề liên quan đến đạo đức sang một bên, và tìm hiểu về hành vi này một cách khoa học nhất? Nó bắt nguồn từ đâu, nó có tác động đến ta thế nào? Và tại sao một số từ lại bị coi là “chửi”, một số từ khác thì không? Hãy cùng PsyMe tìm hiểu nhé!

    • 7 min
    Vì sao nhà hàng lại bật nhạc | PsyBlog #26

    Vì sao nhà hàng lại bật nhạc | PsyBlog #26

    Thi thoảng khi ghé thăm một nhà hàng nào đó, ta lại nghe thấy đâu đó tiếng nhạc. Lúc thì nhẹ nhàng du dương, có khi lại sôi động ồn ào. Rồi ta quan sát, có vẻ mọi người đều đang bận dùng bữa và chẳng mấy ai quan tâm đến điều ấy, và ta lại tự hỏi rằng bật nhạc lúc này thì có tác dụng gì chăng? Và liệu chúng có đơn thuần chỉ là sự lựa chọn ngẫu nhiên? 

    • 4 min

Top Podcasts In Health & Fitness

Huberman Lab
Scicomm Media
The School of Greatness
Lewis Howes
On Purpose with Jay Shetty
iHeartPodcasts
Ten Percent Happier with Dan Harris
Ten Percent Happier
Nothing much happens: bedtime stories to help you sleep
iHeartPodcasts
The Doctor's Farmacy with Mark Hyman, M.D.
Dr. Mark Hyman

You Might Also Like

Better Version
Better Version
Viết Chữa Lành
Writing therapy
Spiderum Official
Spiderum
Vì sao thế nhỉ!
Vì sao thế nhỉ!
Tri Kỷ Cảm Xúc
Web5ngay
Gen Z Tập Lớn
hoangphuonglinh